Chân dung startup bí ẩn được 'chống lưng' bởi Cục tình báo Mỹ: Định giá tới 20 tỷ USD nhưng ít ai biết đến, đồng sáng lập là 'trùm mafia' ở thung lũng Silicon
Startup bí ẩn này được thành lập bởi "ông trùm mafia" ở thung lũng Silicon.
Trong suốt 17 năm kể từ khi thành lập, Palantir Techonologies đạt được những thành tựu đáng nể không phải startup nào cũng đạt được: Họ nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Cục tình báo Mỹ (CIA), là một trong những công ty tư nhân giá trị nhất tại Mỹ, giành được một ghế trong cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Donald Trump và những công ty công nghệ lớn.
Tuy nhiên công ty phân tích dữ liệu có trụ sở tại thung lũng Silicon này khá bí ẩn. Những gì mọi người biết đến chỉ là họ đang làm một số công việc gây tranh cãi với chính phủ Mỹ. Bản thân công ty này cũng đã cố che giấu thân phận. CEO và đồng sáng lập Alex Karp gần đây giải thích trong một bài phỏng vấn với HBO về lý do của việc này là bởi các khách hàng thường yêu cầu họ giữ im lặng. Hiện tại, mọi chuyện có thể sẽ khác khi Palantir có thể phải công khai một vài điểm trong hoạt động của mình khi công ty đang tiến dần đến việc IPO trên sàn Mỹ.
Palantir nói trong tuần này rằng họ tự tin nộp hồ sơ IPO với Sở giao dịch chứng khoán Mỹ. Khi là một công ty giao dịch công khai, Palantir sẽ cần phải tiết lộ nhiều hơn lịch sử tài chính và cởi mở hơn để những nhà đầu tư soi xét. Và với bất kỳ công ty công nghệ nào với quy mô như vậy – giá trị khoảng 20 tỷ USD – một thương vụ IPO sẽ gây nhiều sự chú ý.
"Nếu IPO, Palantir sẽ trở thành một sự kiện đáng chú ý trong làng công nghệ, rất giống với những cái tên khác như Uber và Lyft – những công ty đã tư nhân trong nhiều năm sau khi IPO", Danial Ives – một chuyên gia phân tích nói.
Được đặt tên theo quả cầu trong series nổi tiếng "Chúa tể của những chiếc nhẫn", Palantir có trụ sở tại Palo Alto, California. Công ty có 2 sản phẩm cung cấp cho khách hàng sử dụng để thiết lập và đào sâu thông tin từ một lượng lớn dữ liệu gồm: Gotham – dịch vụ ban đầu đã phát triển cho khách hàng là chính phủ các nước và Foundry.
Việc nộp hồ sơ IPO khiến nhiều người kỳ vọng hoạt động của Palantir sẽ được minh bạch hơn giữa bối cảnh có quá nhiều tranh cãi, hoài nghi.
Lịch sử kín kẽ
Được thành lập năm 2003 bởi Peter Thiel – một thành viên trong nhóm "Paypal Mafia" - tên gọi của một nhóm những cựu nhân viên của PayPal – công ty dịch vụ thanh toán IPO vào năm 2002 và sau đó được mua lại bởi eBay. Điều đáng nói là, những thành viên trong nhóm The PayPal Mafia này sau đó đa số (mà gần như là tất cả) đều trở thành nhà sáng lập hoặc đầu tư vào những công ty công nghệ giá trị bậc nhất thế giới.
Peter Thiel.
Ông cũng là thành viên hội đồng quản trị lâu năm của Facebook – người được cho là đã hỗ trợ mạnh mẽ cho cuộc tranh cử tổng thống của ôngTrump năm 2016. Xứ mệnh tuyên bố của Palantir là "biến phương tây, đặc biệt là Mỹ trở thành cường quốc hung mạnh nhất thế giới". Công ty này chào khách rằng họ có khả năng quản lý và bảo mật dữ liệu ở phạm vi khổng lồ.
Palantir cung cấp cho chính phủ và các tập đoàn những công cụ để giúp mọi thứ từ việc theo dõi sự lây lan nhanh chóng của virus corona, dò tìm các hoạt động khủng bố. Gần dây, công ty này được cho là đã giúp đỡ khá nhiều trong việc theo dõi Osama bin Laden.
Tuy nhiên, không có nhiều dữ liệu chính xác về những cách thức mà dịch vụ của họ sử dụng cũng như điều gì tạo ra những điều tiếng xấu về công ty. Chỉ có một điều rõ ràng nhất là duy trì mối quan hệ với chính phủ là yếu tố then chốt của công ty.
Trong những năm đầu tiên, Palantir đã gặp khó khăn để thuyết phục được các nhà đầu tư và khách hàng trước khi huy động được tiền từ một chi nhánh đầu tư của CIA. Kể từ đó, công ty đã bắt đầu làm việc với chính phủ Mỹ và một vài tổ chức khác ở thung lũng Silicon.
Trong năm 2017, CNN đã nói rằng Palantir đã giúp Sở cảnh sát Los Angeles phân tích dữ liệu để cơ quan này dễ dàng hơn trong việc theo dõi tội phạm nhưng nó cũng cho thấy cách công nghệ như của Palantir cung cấp những biện pháp giám sát chưa từng có.
Thậm chí, vào tháng 5 Karp đã thừa nhận trong một bài phỏng vấn với HBO rằng Palantir có những công nghệ "được sử dụng trong những trường hợp giết người".
Rõ ràng, cho đến giờ, Palantir vẫn là một trong những công ty gây tranh cãi nhất tại thung lũng Silicon nhưng sự thật là họ có một trong những đồng sáng lập nổi tiếng nhất.
Thiel nổi tiếng là một người đi ngược trào lưu. Đây chính là người sáng tạo ra chương trình The Thiel Fellowship được thực hiện với giải thưởng 100.000 USD và 2 năm hỗ trợ cho 20 ứng cử viên trúng tuyển dưới tuổi 20 nhằm giúp họ bỏ học và khởi nghiệp. Bản thân Thiel và đội ngũ của chương trình này cho rằng trường học đang tiêu tốn sinh viên mức chi phí vượt quá những gì họ có thể kiếm được sau này. Bởi vậy các học sinh nên khởi nghiệp càng sớm càng tốt.
Thiel đã đầu tư ít nhất 40 triệu USD cho Palantir. Một nguồn tin tiết lộ, riêng trong năm 2019, Palantir đã ký được 1,5 tỷ USD những hợp đồng mới với chỉnh phủ Mỹ.
Không giống PayPal - startup được tạo ra với tham vọng muốn tạo ra loại tiền tệ "không chịu bất kỳ sự kiểm soát của chính phủ nào". Palantir được tạo ra nhằm giúp củng cố sức mạnh của các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, Palantir có thể có ít nhất một điểm chung với PayPal: Nó sẽ giúp Thiel có thêm rất nhiều tiền.