Chân dung David Ben Gurion: Từ nhân viên bảo vệ đến người cha già khai sinh ra đất nước Israel

04/04/2019 10:02 AM | Xã hội

Thủ tướng đầu tiên của Israel, ông David Ben-Gurion (1886-1973) được coi là một trong những nhà lãnh đạo Do Thái kiệt xuất của thế kỷ 20.

Theo một thống kê năm 2016, Người Do Thái Mỹ là nhóm dân tộc mạnh nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất nước Mỹ. Tổng dân số người Do Thái rất ít ỏi chỉ có 2% tổng dân số Hoa Kỳ. Nhưng 40% tỷ phú ở nước này là người Do Thái.

CafeBiz xin trân trọng giới thiệu series bài viết về "Những vĩ nhân Do Thái nổi bật". Họ là những người phần lớn đi lên từ bàn tay trắng trở thành những người nổi tiếng trên thế giới.


Thủ tướng đầu tiên của Israel, ông David Ben-Gurion (1886-1973) được coi là một trong những nhà lãnh đạo Do Thái kiệt xuất của thế kỷ 20. Tầm nhìn sáng suốt của ông về sự đoàn kết của người Do Thái đã giúp thành lập nên nhà nước Israel. Không dừng lại ở đó, năng lực xuất chúng về chính trị, quân sự và kinh tế đã giúp nhà nước Do Thái non trẻ vượt qua được những năm đầu thử thách đầy khó khăn.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Ben Gurion chứa đầy những cuộc xung đột, những sự kiện dữ dội trong lịch sử và cuộc đời ông hiện vẫn gây nên nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia.

Tư tưởng phục quốc Do Thái

David Ben-Gurion với tên khai sinh là Gruen được sinh ra tại Plonsk-Ba Lan, lúc đó còn nằm dưới sự quản lý của Nga. Gia đình của ông Gurion là người Do Thái truyền thống và có quan điểm tích cực về việc thành lập lại một nhà nước, cộng đồng cho người Do Thái.

Chân dung David Ben Gurion: Từ nhân viên bảo vệ đến người cha già khai sinh ra đất nước Israel - Ảnh 2.

Ông Ben-Gurion trong bộ quân phục Quân đoàn Do Thái năm 1918.

Trước sự hun đúc của người cha Avigdor Grun, một luật sư và là nhà lãnh đạo của phong trào Hovevei Zion, ông Ben Gurion đã có tư tưởng xây dựng nhà nước Do Thái từ rất sớm. Ngay khi còn là sinh viên trường đại học Warsaw, ông đã gia nhập phong trào Zion Mác xít vào năm 1904 và 2 lần bị bắt vào năm 1905.

Năm 1906, Ben Gurion sang Palestine và đã từng làm nhiều nghề để mưu sinh, kể cả bảo vệ hay đi hái cam thuê. Tuy nhiên, tư tưởng thành lập nhà nước Do Thái của ông chưa bao giờ thay đổi và hầu như ngay lập tức ông trở thành nhà lãnh đạo của Đảng Poalei Tzion, bao gồm những người Do Thái ủng hộ quan điểm trên.

Thậm chí, tư tưởng của Gurion còn được củng cố hơn khi ông chứng kiến những cuộc tàn sát người Do Thái cũng như những bất công mà đồng bào ông phải chịu đựng tại đây.

Năm 1911, Gurion tới Thesaloniki để học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, phục vụ cho sự nghiệp luật sư của mình và ông đã thực sự bị ấn tượng với cộng đồng Do Thái lớn ở đây. Tại thành phố này, người Do Thái có thể đảm đương mọi loại công việc, từ những doanh nhân giàu có cho đến giáo sư, thợ thủ công hay người bốc vác.

Chính sự kiện này càng củng cố hơn quan điểm về 1 nhà nước Do Thái độc lập của Gurian.

Năm 1912, Gurion tới Istabul-Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục học luật và có viết các bài đăng báo. Thời kỳ đó, Ben Gurion đã viết nhiều bài viết bảo vệ tư tưởng và quan điểm về việc thành lập nhà nước Do Thái cũng như xác định hệ tư tưởng Hebrew trong cộng đồng Do Thái cấp tiến. Đây là hành động mang ý nghĩa rất lớn khi các nước Phương Tây đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa giáo còn khu vực Trung Đông là sân nhà của Đạo Hồi.

Bằng những bài viết trên, Ben Gurion đã góp phần xác minh đường lối của người Do Thái cũng như tránh rủi ro bị đồng hóa, sáp nhập với các cộng đồng khác.

Chân dung David Ben Gurion: Từ nhân viên bảo vệ đến người cha già khai sinh ra đất nước Israel - Ảnh 3.

Ông Ben Gurion (ngoài cùng bên trái) cùng cha, vợ và các con năm 1929

Khi chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, ông bị mộ binh chiến đấu cho Đế quốc Ottoman, khi đó còn cai trị Palestine. Tuy nhiên, với tư tưởng tạo nên một nhà nước Do Thái độc lập, ông nhanh chóng chuyển sang chiến đấu cho quân đội Anh, trực thuộc quân đoàn Do Thái, với hy vọng tìm kiếm giải pháp thành lập khu vực riêng cho cộng đồng trên.

Sau chiến tranh, Ben Gurion quay trở lại Palestine và nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng người Do Thái tại đây.

Năm 1920, ông đã sáng lập nên chính đảng Ahdut ha-Avodah, tiền thân của Đảng Lao động Do Thái ngày nay và cũng là đảng đóng vai trò quan trọng trong việc phục quốc của người Do Thái. Nhờ hệ tư tưởng của Ben Gurion mà người Do Thái ngày nay không chỉ đứng vững về chính trị, quân sự, kinh tế mà còn nổi tiếng về lòng tự hào dân tộc, quốc gia độc lập cũng như đức tính cần cù chăm chỉ.

Bản thân nhà lãnh đạo tài ba này coi tầng lớp lao động Do Thái là lãnh tụ tinh thần cho cuộc cách mạng phục quốc. Vào thời điểm đó, Đảng Lao động Do Thái được xây dựng còn với một mục đích là xây dựng nền kinh tế Do Thái dưới sự lãnh đạo của tầng lớp công nhân. Quan điểm của Ben Gurion khi đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa phục quốc Do Thái là 2 mặt của một tư tưởng thống nhất nhằm đi đến mục đích cuối cùng.

Thời kỳ rung chuyển

Ben-Gurion đã thấy giai cấp công nhân Do Thái như các tàu sân bay của tinh thần cách mạng này, và phù hợp với khẩu hiệu của ông, "Từ lớp học cho đất nước", thấy lợi ích của người lao động và người Do Thái như một toàn như giống nhau. Vai trò của Histadrut, khi nhìn thấy nó, là để xây dựng một nền kinh tế của người Do Thái dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Do Thái.

Trong khoảng 1919-1946, nội bộ các nhà lãnh đạo phong trào phục quốc Do Thái bắt đầu có chia rẽ giữa đường lối cánh tả, cánh hữu và trung lập. Cùng với đó là sự sáp nhập của các đảng phái để thành lập chính đảng.

Ngoài ra, sự xung đột giữa cộng đồng người Ả Rập và người Do Thái lúc này cũng tăng cao. Dẫu vậy, chính Ben Gurion là người đã kêu gọi cộng đồng Do Thái kiềm chế và chỉ chống trả để tự vệ nhằm tránh một cuộc chiến tranh gây đổ máu.

Năm 1937, Ben Gurion ủng hộ quyết định phân chia khu vực sinh sống của cộng đồng Do Thái và Ả Rập tại Palestine nhằm hạn chế xung đột.

Vào thời kỳ đó, Ben Gurion cho rằng cộng đồng người Ả Rập tại Palestine đã được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế, vốn đóng góp chủ yếu bởi người Do Thái. Ông cho rằng việc 2 bên hợp tác cùng phát triển sẽ đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Tuy nhiên, Ben Gurion đã cố gắng và thất bại nhiều lần trong việc đạt thỏa thuận hòa bình với các nhà lãnh đạo Ả Rập.

Israel: Nhà nước của người Do Thái

Năm 1947, Hội đồng Liên hiệp quốc (UN) quyết định chính thức chia tách khu vực sống của cộng đồng Do Thái và Ả Rập tại Palestine. Đến khi quân đồng minh Anh rút lui khỏi đây, Ben Gurion đã có bước đi táo bạo khi quyết định thành lập nhà nước Israel trong bối cảnh rối ren.

Ngay sau đó, chiến tranh giữa cộng đồng người Ả Rập theo đạo Hồi với nhà nước Israel non trẻ nổ ra vào năm 1948. Cuộc chiến kéo dài hơn 9 tháng này đã kéo hàng loạt các nước tại Trung Đông tham gia, như Pakistan, Yemen, Sudan, Ả Rập Xê Út, Ai Cập... tham chiến với thắng lợi cuối cùng thuộc về người Do Thái.

Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh cũng như của Ben Gurion đã giúp nhà nước Israel non trẻ đặt vững bước chân cho cộng đồng Do Thái.

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến với cộng đồng Ả Rập, Ben Gurion được bầu làm Thủ tướng đầu tiên của Israel với chiến thắng của Đảng Lao động trong cuộc bầu cử vào nghị viện năm 1949.

Kể từ đây, ông bắt đầu giữ chức Thủ tướng Israel cho đến năm 1963 và cống hiến cho Israel một nền chính trị, kinh tế ổn định.

Chân dung David Ben Gurion: Từ nhân viên bảo vệ đến người cha già khai sinh ra đất nước Israel - Ảnh 5.

Hàng loạt các công trình cơ sở hạ tầng, dự án phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, văn hóa được Ben Gurion thông qua. Trong đó, vấn đề hồi hương của người Do Thái (aliyah) được Ben Gurion đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất về tư tưởng điều hành của Ben Gurion thời kỳ này là ưu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết. Điều này được phản ánh rõ ràng qua hệ thống giáo dục của Israel khi mọi học sinh, sinh viên đều được truyền thụ tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.

Bên cạnh đó, ông còn đi đầu làm gương trong việc cổ vũ tinh thần vượt khó của người Do Thái. Sa mạc Negev của Israel vốn là nơi cằn cỗi nhưng chính Gurion đã quyết định dọn nhà đến đây ở, phát triển chương trình tưới tiêu quốc gia để đưa nước vào trong vùng. Kể từ đây, Gurion đã đi đầu trong phong trào định cư, khai hoang cũng như tìm đất sống cho người Do Thái tại Israel.

Một thành quả nổi bật nữa của Ben Gurion thời kỳ này là yêu cầu nước Đức thanh toán khoản bồi thường 715 triệu USD cho những nạn nhân Do Thái trong chiến tranh thế giới thứ II. Mặc dù quyết định này nhận được nhiều tranh cãi khi nước Đức thua trận, nhưng chính nhờ khoản bồi thường này mà kinh tế Israel có thêm nguồn hỗ trợ để phát triển.

Bên cạnh đó, Ben Gurion cũng tích cực mở rộng ngoại giao, tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều nước như Mỹ nhằm củng cố hơn nữa vị thế của nhà nước Do Thái non trẻ. Thậm chí, Ben Gurion cho rằng việc Israel sở hữu được vũ khí hạt nhân là quân bài chiến lược nhằm răn đe các quốc gia thù địch và duy trì một chính phủ Israel ổn định.

Sau khi từ chức vào năm 1963, Ben Gurion vẫn tiếp tục có nhiều đóng góp cho Israel khi góp phần giúp đỡ những người định cư Do Thái hồi hương trở về từ những quốc gia khác. Thêm vào đó, ông còn có đóng góp không nhỏ vào việc phát triển nông nghiệp tại Israel, khiến quốc gia này tránh khỏi tình trạng đói nghèo và vươn lên trở thành điều thần kỳ tại Trung Đông.

Với những thành quả to lớn như vậy, dù còn nhiều tranh cãi về cuộc đời của ông nhưng Ben Gurion vẫn được tất cả người dân Israel tôn trọng, mến mộ như vị cha già góp phần xây dựng nên Israel.

Ngày 1/12/1973, vị cha già dân tộc của Israel, David Ben Gurion qua đời và được chôn bên cạnh vợ ông là Paula tại một địa điểm ở trong sa mạc Negev.

Chân dung David Ben Gurion: Từ nhân viên bảo vệ đến người cha già khai sinh ra đất nước Israel - Ảnh 6.

Ông Ben Gurion năm 1972


Chân dung David Ben Gurion: Từ nhân viên bảo vệ đến người cha già khai sinh ra đất nước Israel - Ảnh 7.

Mộ của vợ chồng ông Ben Gurion tại Israel

AB

Cùng chuyên mục
XEM