Chân dung bà trùm của đa số hàng Nhật tại thị trường Việt Nam

27/03/2018 08:48 AM | Kinh doanh

Lê Vân Mây (47 tuổi) đã biến Lotus Food từ một nhà bán buôn nhỏ trở thành đơn vị phân phối lớn những mặt hàng như bỉm, sữa công thức và đồ ăn xuất xứ từ Nhật Bản ở Việt Nam.

Lotus Food Investment and Development không phải một tên tuổi cỡ lơn trong ngành hàng tiêu dùng ở Nhật, nhưng công ty đã gây dựng vị thế của mình như một công ty "cầu nối" mà ai cũng cần biết khi muốn tham gia vào thị trường Việt Nam.

Đồng sáng lập và cũng là CEO công ty Lê Vân Mây (47 tuổi) đã biến Lotus Food từ một nhà bán buôn nhỏ trở thành đơn vị phân phối lớn những mặt hàng như bỉm, sữa công thức và đồ ăn xuất xứ từ Nhật Bản ở Việt Nam.

Bằng cách tạo mối liên kết giữa các công ty đa quốc gia ở Nhật, bà đã kết hợp với những doanh nhân của khu vực Đông Nam Á như Boonsithi Chokwatana - chủ tịch của tập đoàn hàng đầu của Thái Lan về hàng tiêu dùng Saha.

Được lập nên từ năm 1997, Lotus hiện có 1.500 nhân viên thường trực, doanh thu 49,6 triệu USD trong năm ngoái và dự đoán doanh thu năm nay lên tới 71,5 triệu USD. Những công ty lớn của Nhật mà Lotus hợp tác có thể kể tên như Morinaga Milk Industry, Nichirei, Daio Paper và Toridoll Holdings.

"Rất nhiều thanh niên Việt Nam mơ được mở một công ty của riêng họ hơn là đi làm thuê", bà Mây nói trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review. Mục tiêu của bà là giúp người Việt tận hưởng phong cách sống của người Nhật mà không cần bước ra khỏi Việt Nam.

"Những dữ liệu lịch sử cho thấy đây là một công ty đáng tin tưởng" – trích lời Yoshiaki Sakuma, giám đốc kế hoạch phát triển Chiyoda Sushi - công ty hợp tác lập liên doanh với Lotus Food mở cửa hàng ăn ở thành phố Hồ Chí Minh.

Chiyoda Sushi hiện đang tìm cách phát triển Việt Nam trong bối cảnh thu nhập đầu người còn thấp, khoảng 2.200 USD. Nhưng dự đoán thu nhập sẽ tăng lên 3.000 USD - mức mà nhu cầu mua sắm sẽ tăng lên cao.

"Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn các thị trường khác như Thái Lan - nơi đã có rất nhiều quán Sushi". Nhật bản cũng là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Việt Nam, chiếm đến 15% FDI, vị trí thứ 1 là Hàn Quốc (chiếm 18%).

Chân dung bà trùm của đa số hàng Nhật tại thị trường Việt Nam - Ảnh 1.

Thông thạo tiếng Nhật chính là điều kiện quan trọng cho thành công của bà Mây, tuy nhiên không phải là kỹ năng duy nhất. Ở bà còn có sự am hiểu thị trường địa phương và tính cách không lùi bước. Tất cả những điều đó khiến các doanh nhân Nhật Bản xếp hàng để được bắt tay với bà.

Về tiểu sử, Người phụ nữ này đã từng sống và học tập một thời gian ở Nga. Tuy nhiên, vào năm 1991 khi Xô Viết tan rã, bà phải tìm kiếm một môi trường khác.

Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 20 tuổi, sớm hơn 2 năm so với những bạn cùng trang lứa, bà tham gia vào công ty xuất nhập khẩu của Nhật Nissho Iwai – tiền thân của Sojitz, đảm nhận nhiệm vụ trợ lý chủ tịch công ty con ở địa phương.

Bà rời khỏi công ty khi có con, nhưng vẫn liên lạc với cộng đồng doanh nhân Nhật Bản với vị trí trong nhóm giao thương địa Phương. Năm 26 tuổi, bà mở một nhà kho để bán buôn, xuất khẩu các vật dụng hàng ngày như đũa ăn cơm, bát đĩa và đồ trang trí thêu, quần áo

Những mặt hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt sản xuất ở Việt Nam trở thành những mặt hàng bán rất chạy ở Nhật.

Thương vụ thứ 2 của bà đó là sản xuất tôm lột vỏ cho thị trường này. Hàng đêm bà phải đến chợ cá ở Thành phố Hồ Chí Minh để có được hàng tốt nhất.

Để giành thị phần ở Nhật Bản, bà phải đi lại hàng ngày và thức hàng đêm. Nhưng sự cần cù và đức tính đáng tin của bà đã đem lại ngày càng nhiều khách hàng.

Với lợi nhuận thu được, bà trở thành nhà nhập khẩu đánh vào thị trường trong nước. Đến năm 2002, Lotus đã có hợp đồng phân phối bỉm của công ty Daio Paper, đem lại sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu.

Trẻ em chính là nguồn đầu tư chính của những người Việt dù họ chỉ có ít tiền" bà nói " những người mẹ Việt nam muốn con mình học tập tốt và trở nên thành công trong công việc".

Vào năm 2010, Lotus bắt đầu bán sữa công thức từ Morinaga Milk Industry, giúp tập đoàn này cạnh tranh với các thương hiệu lớn như Abbott, Nestle và Fries and Campina.

Dù cho ngân quỹ quảng cáo của Morinaga Milk ít hơn những tập đoàn nổi tiếng trong thị trường Việt Nam, Lotus đã giúp công ty này vượt qua khó khăn và đưa sản phẩm đến tận tay những bà mẹ Việt nhờ kênh mạng xã hội và các chương trình bán hàng trực tiếp. Bà đã lập một đội bán hàng, đưa họ đi đến các bệnh viện và các cửa hàng nhằm nâng cao lợi nhuận, mặt khác cũng dùng người nổi tiếng để quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Nhờ đó, Morinaga Milk đã có lượng doanh thu tăng trưởng tốt và ổn định.

Theo đánh giá của Nhật, nước này đã xuất khẩu sữa công thức sang Việt Nam tổng cộng 511 triệu USD trong năm 2017, từ mức 0 trong năm 2013. Việt Nam chính là nước xuất khẩu đồ ăn lớn thứ 6 của Nhật trong năm qua, với tỉ lệ tăng trưởng 22%.

Công ty cũng bắt đầu đi vào ngành nhà hàng khách sạn khi phát triển dưới hình thức nhượng quyền cho các chuỗi cửa hàng Nhật Bản. Cửa hàng mì Udon đầu tiên ở Thành phố HCM được mở vào năm 2014 dưới sự hợp tác với Toridoll. Số lượng cửa hàng tăng lên 8 địa điểm  và công ty đang đàm phán mở thêm cửa hàng curry Ichibanya.

Tham vọng của bà tiếp tục vươn cao. Lotus đã trở thành cánh cửa thương mại tới Việt Nam cho những công ty Nhật Bản. Giờ đây bà muốn phát triển thành vị trí đầu tiên phục vụ khách hàng với những hàng nhập khẩu từ Nhật.

Bên cạnh hàng ngàn quầy hàng ở hội chợ Foodex ở gần Tokyo, bà tập trung vào mặt hàng vitamin cho trẻ nhỏ được sản xuất bởi công ty có trụ sở ở đây – Unimat Riken, cùng với các gói ăn kiêng Protein và thực phẩm chức năng Collagen của công ty Fine. Unimat gần đây đang xuất khẩu sang Việt Nam nhưng cũng ngỏ í hợp tác với những công ty trong nước để tăng doanh thu.

"Rất nhiều phụ nữ Việt ở tuổi 20 lao động cực nhọc để kiếm tiền cho gia đình đang lo lắng cho sức khỏe của mình", bà nói

Béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp cũng là những vấn đề được quan tâm khi dân số Việt Nam trở nên giàu hơn. "Chẳng ai dám đăng hình mình lên facebook khi tăng cân", bà nói trong khi khoe ảnh chụp cùng con gái trên mạng xã hội.

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM