Cha già lập di chúc để lại toàn bộ nhà đất cho con trai, con gái đứng tên trên sổ đỏ nhưng không được gì: Tòa án vào cuộc phân xử, đưa ra phán quyết chia tài sản

15/11/2023 09:10 AM | Sống

Trong vụ tranh chấp tài sản thừa kế diễn ra trong một gia đình Trung Quốc, tòa án đưa ra phán quyết đầy bất ngờ.

Vào năm 2022, một ông lão tên Trần Thụ Sâm ở Hồ Nam, Trung Quốc đã nhờ phóng viên tìm giúp con gái ruột của mình tên là Trần Lệ. Theo lời của ông cụ, con gái khi biết ông viết di chúc để lại ngôi nhà do cô đứng tên cho em trai đã tức giận cắt đứt liên lạc với cha mẹ suốt 4 năm. Để tránh việc các con của ông có mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản của gia đình sau khi ông qua đời, ông muốn tìm con nhưng gọi điện thoại cũng không được.

Khi nói về lý do muốn lập di chúc, khuôn mặt của Trần Thụ Sâm thoáng buồn. Ông năm nay đã 65 tuổi, có cuộc sống khá sung túc. Gia đình ông có một căn nhà rộng 200m2 ở ngoại ô, cả hai vợ chồng đều có lương hưu. Con trai cũng đã lập gia đình và sinh con. Tuy nhiên tuổi đã già, sức khỏe ông ngày càng yếu. Sau một lần đổ bệnh, ông phát hiện mình bị ung thư giai đoạn cuối. Nghĩ thời gian của mình không còn nhiều, ông quyết định lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con trai là Trần Minh.

Ông Trần cho biết con gái ông có cuộc sống sung túc. Vợ chồng cô không chỉ điều hành một đại lý ô tô cũ mà sống trong một biệt thự cao cấp. Cũng vì thế mà ông cụ cho rằng con gái Trần Lệ không thiếu tiền, sẽ không tranh giành căn nhà này với em trai.

Theo thông tin ông lão cung cấp, phóng viên đã tìm đến đại lý ô tô cũ của gia đình Trần Lệ. Vừa nhìn thấy con gái, ông Trần đã lấy di chúc ra và yêu cầu cô ký vào giấy nhường lại căn nhà mà cô đứng tên cho em trai. Nhìn thấy toàn bộ tài sản viết trong di chúc đều được để lại cho em trai mình, Trần Lệ vẫn không dấu nổi nghẹn ngào.

Cô cho biết căn nhà trên là do cô mua, tên cô ở trên hợp đồng mua bán nhà. Tuy nhiên, 4 năm trước, cha cô chưa hỏi ý kiến cô mà đã thay đổi tên chủ sở hữu ngôi nhà thành tên của người em trai là Trần Minh.

Khi cha mẹ yêu thương con cái không đồng đều

Theo lời kể của Trần Lệ, từ nhỏ cô không được người cha quan tâm chăm sóc, thay vào đó ông dành trọn tình thương cho người con trai bị tật nguyền là Trần Minh. Năm 17 tuổi, cô ra ngoài làm việc kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Đến tuổi trưởng thành, cô kết hôn và không còn sống cùng cha mẹ. Nhờ chăm chỉ làm việc, vợ chồng cô có một số vốn kha khá rồi mở một đại lý ô tô cũ, kinh doanh phát đạt.

Ảnh minh họa: Internet

Không lâu sau đó, cha cô vì thiếu tiền nên đã tìm đến mượn con gái 20.000 NDT (hơn 66 triệu đồng) để mua lại ngôi nhà cũ của hàng xóm. Trần Lệ đồng ý vì ngôi nhà này sẽ do cô đứng tên. Tuy nhiên vì không có nhu cầu ở nên để cô đã để lại căn nhà cho bố mẹ đẻ.  Không ngờ vì lý do này mà bố cô là ông Trần đã tự ý đổi tên chủ sở hữu căn nhà này thành tên của con trai Trần Minh.

Sau khi Trần Lê biết được chuyện này, cô ấy đã rất tức giận. Người phụ nữ này cho biết bản thân cô không ham tiền mà chỉ muốn bố đối xử công bằng hơn với mình một chút.

Lúc này, ông Trần Thụ Sân lại lấy ra một thỏa thuận khác, ghi rõ thỏa thuận về khoản vay năm xưa của 2 cha con. Theo đó, nếu ông Trần trả lại tiền cho con gái mình trước năm 60 tuổi, ngôi nhà này sẽ thuộc về em trai Trần Minh. Nếu không, nó vẫn sẽ là của con gái Trần Lê.

Ông Trần Thụ Sâm cho biết,  hiện tại, vợ chồng ông đã trả hết 20.000 NDT đã mượn của con gái mình nên đã đi đổi tên người sở hữu căn nhà. Không những thế, cả hai còn chi thêm tiền để sửa sang căn nhà đó trong suốt nhiều năm qua. Điều đó cũng có nghĩa là ngôi nhà này giờ đã thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông nên việc truyền lại tài sản này cho con trai là hợp lý. Dẫu vậy, Trần Lê cho biết cha cô đã trả tiền chậm hơn so với thỏa thuận mà còn, đồng thời khẳng định giấy chuyển nhượng nhà của cha cô là không có giá trị pháp lý khi chưa có sự đồng ý của cô.

Dưới nỗ lực hòa giải của mọi người, cuối cùng Trần Lê đồng ý chỉ lấy 1 nửa giá trị của căn nhà nhưng bố cô vẫn không chấp nhận điều đó. Cuối cùng, cả hai chỉ có thể nhờ tòa án phân xử.

Tòa án vào cuộc phân xử

Xem xét tình tiết của vụ việc, tòa án cho rằng hợp đồng mua bán nhà của cô Trần Lê được ký kết, xác lập theo quy định của pháp luật là hợp pháp và có hiệu lực. Do đó, chủ sở hữu của căn nhà tranh chấp chính xác là của cô Trần Lê.

Ảnh minh họa: Internet

Căn cứ theo Điều 220 Bộ luật Dân sự Trung Quốc, việc chuyển nhượng, thay đổi quyền sở hữu bất động sản phải được sự đồng ý của chủ sở hữu bất động sản đó. Trong trường hợp của cô Trần Lê,  việc cha của cô là ông Trần Thụ Sâm làm giấy chuyển nhượng quyền sở hữu cho con trai Trần Minh nhưng không có sự đồng ý của chủ sở hữu là cô nên giấy tờ chuyển nhượng không được xem là hợp lệ. Do đó, tài sản là ngôi nhà 200m2 nói trên vẫn chưa được đổi chủ và thuộc về cô. Đồng thời, ông Trần Thụ Sâm cũng không có quyền hạn trao quyền thừa kế ngôi nhà đó cho con trai của mình.

Dưới phán quyết của tòa án, tranh chấp trong gia đình họ Trần cuối cùng cũng được giải quyết. Tuy nhiên, nỗi buồn của gia đình này vẫn chưa thể nguôi ngoai khi những mâu thuẫn giữa những thành viên trong gia đình này vẫn còn đó. Đây có lẽ là hệ quả của việc cha mẹ thương con không đồng đều, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, gây rạn nứt tình cảm giữa anh chị em trong nhà.

Làm cha mẹ đừng thiên vị mà hãy dành tình yêu thương cân bằng cho các con. Sự yêu thương, quan tâm đó sẽ là “liều thuốc chữa lành”, giúp con cái phát triển lành mạnh. Vì chỉ khi mỗi đứa trẻ tin rằng mình được yêu thương thì chúng mới có thể yêu thương người khác.

(Theo Sohu)

Theo Ánh Lê

Cùng chuyên mục
XEM