CEO Visa Đông Dương: Chúng tôi đã thấy sự chấp nhận thanh toán số rất mạnh mẽ với cả người bán và người mua ở Việt Nam

18/06/2020 15:02 PM | Xã hội

Tỷ lệ tiếp cận về Internet và smartphone tại Việt Nam là tương đối cao, lên tới 52% và 72%. Đồng thời, tốc độ đô thị hóa và sự phát triển nhanh của phân khúc trung lưu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Bà Đặng Tuyết Dung - CEO Visa tại Việt Nam, Lào và Campuchia đánh giá: "Việt Nam là thị trường tương đối trẻ khi nói đến thanh toán điện tử, nhưng chúng tôi đã thấy sự chấp nhận rất mạnh mẽ với cả người bán và người mua. Điều này cùng với tốc độ tăng trưởng chi tiêu và giao dịch mạnh mẽ sẽ giúp Việt Nam được định vị là một thị trường rất quan trọng trong khu vực".

Tỷ lệ tiếp cận về Internet và smartphone tại Việt Nam là tương đối cao, lên tới 52% và 72%. Đồng thời, tốc độ đô thị hóa và sự phát triển nhanh của phân khúc trung lưu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là tín hiệu tích cực vì theo các nghiên cứu, dự kiến năm 2026 sẽ có khoảng 40% dân số sống ở các khu vực thành thị, tầng lớp trung lưu chiếm 33% dân số vào năm 2020.

"Điều tra của chúng tôi cũng ghi nhận 64% người tham gia khảo sát tại Việt Nam nói họ cảm thấy hoàn toàn tự tin khi không mang theo tiền mặt bên mình trong 3 ngày" - bà Dung cho biết thêm. Việt Nam là một quốc gia rất đặc biệt, người tiêu dùng đang sử dụng thanh toán kỹ thuật số vì họ cảm nhận về một phương thức nhanh, thuận tiện hơn. Theo nghiên cứu về thái độ thanh toán người tiêu dùng của Visa, số người được hỏi tại Việt Nam cho biết họ đã dùng thanh toán di động trên ứng dụng tăng lên 44% vào năm ngoái.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những người thử thanh toán bằng thẻ không chạm đã tăng lên 32% và thanh toán sử dụng QR code tăng 19%. Đó là lý do hàng loạt phương tiện thanh toán điện tử khác nhau cho thấy sự tăng trưởng tích cực rõ rệt.

 CEO Visa Đông Dương: Chúng tôi đã thấy sự chấp nhận thanh toán số rất mạnh mẽ với cả người bán và người mua ở Việt Nam  - Ảnh 1.

Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02 năm 2019, để tạo thuận lợi cho người dân, trong năm nay việc thanh toán các dịch vụ công ở Hà Nội, TP HCM sẽ thanh toán không dùng tiền mặt. Thực tế, hạ tầng ngân hàng đã sẵn sàng. Tuy nhiên, hiện nay, tại ngay Hà Nội, TP HCM, nhiều trường công, bệnh viện công vẫn chỉ thu học phí, viện phí bằng tiền mặt.

Đối với những đơn vị chưa chấp nhận thanh toán thẻ, theo bà Dung, các bộ ngành cần có kế hoạch cụ thể để phát triển các hình thức thanh toán này. Việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt không những giúp người tiêu dùng có trải nghiệm dịch vụ tốt hơn, mà còn giúp các đơn vị quản lý tốt hơn hiệu quả vận hành, giảm chi phí, tăng hiệu quả dòng tiền thu từ dịch vụ.

 CEO Visa Đông Dương: Chúng tôi đã thấy sự chấp nhận thanh toán số rất mạnh mẽ với cả người bán và người mua ở Việt Nam  - Ảnh 2.

Người dùng sẽ nhanh chóng hình thành thói quen sử dụng thanh toán điện tử một khi họ hiểu rõ hơn về lợi ích của nó. Do đó, bà Dung cho rằng cần có giải pháp phối hợp giữa các bên liên quan - các công ty thanh toán điện tử, chính phủ, ngân hàng và điểm chấp nhận thanh toán để xây dựng các chương trình truyền thông xoay quanh chủ đề thanh toán không dùng tiền mặt, để chứng minh sự an toàn và hiệu quả của phương thức này.

Trên thực tế, Hàn Quốc đã rất thành công trong việc chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán điện tử bằng cách phát triển các chính sách khích lệ, ví dụ như các khoản miễn thuế cho các doanh nghiệp chấp nhận thẻ thay vì tiền mặt. Gần đây, Nhật Bản cũng đã bắt đầu chương trình giảm thuế cho công dân nếu họ thanh toán điện tử thay vì tiền mặt.

Bà Dung cho biết, hợp tác với NextPay, NowFood, Saigon Co.op, Starbucks và CGV, Visa đã công bố loạt các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và các tùy chọn thanh toán số cho người tiêu dùng trong chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt”. Với các hoạt động ủng hộ “Ngày không tiền mặt”, CEO Visa khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết công ty này muốn phối hợp với các đối tác để hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia không tiền mặt.

H.A

Cùng chuyên mục
XEM