CEO Vinamit: Khởi nghiệp nông nghiệp cần nghĩ tới thị trường quốc tế

22/06/2017 09:00 AM | Kinh doanh

Hiện Vinamit đang bán 30% sản phẩm của công ty cho thị trường trong nước. Dịp Tết, con số này có thể lên tới 40%. Ông Nguyễn Lâm Viên, CEO của Vinamit, đã có những chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện bán sản phẩm ra thế giới.

- Chào ông, sản phẩm mít sấy, chuối sấy... của ông đã bán nhiều ở thị trường quốc tế. Vậy khó khăn mà doanh nghiệp của ông gặp phải là gì?

- Năm 2000, tôi tham dự hội chợ ở Singapore với tên Việt Nam. Lúc đó, người ta không tin Việt Nam có sản phẩm sản xuất trực tiếp như vậy. Lúc đó, khách hàng mua bao lớn và bán cho thị trường bên đó và họ đều nói là sản phẩm của Thái Lan. Từ những năm 1980 đến 2000 người ta đều nói sản phẩm của chúng tôi là sản phẩm của Thái Lan.

Sau đó 2003, tôi bán trong nước và người ta vẫn bảo sản phẩm chúng tôi sản xuất là sản phẩm của Thái Lan. Vậy là chúng tôi phải bán sản phẩm "không thương hiệu" ra nước ngoài. Từ Đài Loan, họ bán đi khắp thế giới với danh nghĩa sản phẩm của Thái Lan.

- Vậy sau năm 2000, ông có đăng ký thương hiệu không?

- Năm 1991, tôi đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền rồi. Vì chúng ta bắt buộc phải làm. Tên Vinamit bắt đầu từ thời đó. Chúng tôi đã ý thức rất rõ và đã làm rất sớm. Lúc đó chúng tôi đang được có hợp đồng bao tiêu tại Đài Loan và chúng tôi sau đó chỉ tập trung vào sản xuất thôi, không lo thị trường. Nhưng chúng tôi luôn tìm tòi và sáng tạo và hiểu rằng đó không phải là những thứ lâu dài.

Việc phải liên tục đi lấy lại thương hiệu Vinamit khiến chúng tôi đau đầu nhất. Ví dụ như ở Trung Quốc, do phải lấy tên tiếng Hoa nhưng chúng tôi lại chậm đăng ký. Ban đầu, Vinamit không biết ai là kẻ đã đăng ký thương hiệu của công ty chúng tôi. Sau đó, mới biết người đó từng là đại lý của Vinamit. Tại một số nước, chúng tôi vẫn đang phải đeo đuổi để lấy lại thương hiệu.

- Khi một thương hiệu tiến ra quốc tế, để bán một sản phẩm ra nước ngoài, thì cần tích lũy bài học như thế nào?

- Nếu khởi nghiệp nông nghiệp cần nghĩ tới thị trường quốc tế. Thị trường quốc tế họ rất khát khao các sản phẩm tự nhiên đến từ nông nghiệp. Tôi nghĩ phải chuẩn bị nhiều thứ, chăm lo chuyện bảo hộ, theo dõi bảo hộ, quá trình kinh doanh tại thị trường đó để đề phòng trường hợp có người sẽ đến trùng lặp tên của thương hiệu bạn.

Về mặt thị trường, cần có các sản phẩm chắt lượng, có rất nhiều việc, từ trong ra ngoài, sản phẩm tới pháp lý. Câu chuyện mở thị trường thế giới không dễ dàng. Để có thể bán được thương hiệu ra nước ngoài cũng không dễ dàng.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM