CEO Microsoft chỉ ra vấn đề nghiêm trọng nhiều dân văn phòng mắc phải, hãy sửa ngay khi còn có thể
Một bộ phận lớn dân văn phòng luôn tự cho mình là người biết tất cả, nhưng thực tế họ chẳng biết quá sâu thứ gì và dần trở thành nhân tố độc hại trong môi trường công sở.
3 năm trước, Satya Nadella đã trở thành CEO tiếp theo của Microsoft. Người đàn ông tới từ Ấn Độ được đánh giá là một nhân vật có khả năng lãnh đạo tuyệt vời, kết hợp với những chiến lược kinh doanh tốt và là nhân tố giúp Microsoft quay trở lại đỉnh vinh quang thời gian gần đây.
Có rất nhiều bài học từ vị CEO đáng kính này, thế nhưng, ở cương vị là một người lãnh đạo, Satya Nadella nhận thấy có một điểm chung ở rất nhiều người nhân viên của mình và đây là một yếu tố cần thay đổi nếu muốn có thành công.
Satya cho rằng: "Khi đọc cuốn Mindset của Carol Dweck, tôi nhận thấy có 2 loại người cơ bản. Một loại là những người "biết tất cả" và loại còn lại là "học tất cả". Và loại người học tất cả lươn vượt trội hơn cả cho dù người biết tất cả có được những lợi thế ban đầu.
Quay trở lại với kinh doanh, nếu nó có thể áp dụng được cho trẻ nhỏ, tôi nghĩ nó cũng có thể áp dụng cho CEO giống như tôi và thậm chí là cả tập đoàn giống như Microsoft".
Satya Nadella có nói một câu rất đáng nhớ: "Đừng trở thành người biết tất cả, hãy trở thành người học tất cả".
Có thể nhận thấy trong môi trường văn phòng, công sở loại người biết tất cả xuất hiện rất nhiều. Nó có thể là một anh nhân viên quèn, hỏi gì cũng biết cho tới một người lãnh đạo luôn cho rằng ý kiến của mình đúng. Ai cũng có ý kiến, sự ích kỉ riêng và nhóm người biết tất cả luôn tỏ ra ngang ngược, luôn cho rằng mình đúng, họ chính là những nhân tố độc hại cho môi trường công sở.
Vì sao ư?
Những người tự cho mình biết tất cả không những chỉ vô ích mà còn rất nguy hiểm. Mỗi ngành nghề, công việc hay đơn giản chỉ là một luồng kiến thức thôi cũng có rất nhiều khía cạnh. Để trở thành "chuyên gia", người biết rõ về thứ đó họ cần trải qua quá trình rèn luyện, nghiên cứu và tìm tòi kéo dài.
Vậy thì nó có gì liên quan tới những người biết tất cả?
Bản chất, những người biết tất cả chỉ hiểu một phần nhỏ của vấn đề, họ tự cho rằng mình hiểu rõ, biết rõ vấn đề, luôn thể hiện những gì mình biết cho dù nó là thứ hạn hẹp, nông cạn. Giống như ví dụ bản thân, trong văn phòng tôi có một cô gái, hỏi gì cũng biết, vấn đề gì cũng tường tận.
Thế nhưng, khi đi sâu vào trong hoặc cần những khía cạnh kiến thức sắc bét, cô nàng mới lòi cái đuôi nông cạn của mình. Đó chính là vấn đề, những người tỏ ra mình là người "biết tất cả" luôn thích thể hiện mặc dù họ chẳng có gì rõ ràng để thể hiện.
Thế còn những người học tất cả thì sao?
Khác với nhóm biết tất cả, những người học tất cả luôn tỏ ra mình chẳng biết gì, họ im lặng trong các cuộc tranh luận. Thay vì là chuyên gia như những người biết tất cả, nhóm học tất cả biến mình trở thành kẻ khiêm tốn, lắng nghe và luôn học hỏi.
Có lẽ không cần nói nhiều về nhóm học tất cả nữa do họ luôn rèn luyện kĩ năng bản thân, nó chính là thứ giúp họ bứt phá ở chặng đường dài.
Quay trở lại với Nadella cùng cách mà ông áp dụng những kẻ học tất cả tại Microsoft.
"Có người cho rằng phương pháp của chúng tôi là những thử nghiệm, thế nhưng quan trọng nhất vẫn là những nhân sự trong Microsoft. Chúng tôi coi cách thức áp dụng này như một thử nghiệm giả định. Thế nên, thay vì nói "tôi có ý tưởng mới!", chúng tôi sẽ nói rằng "tôi có một giả định mới, hãy cùng thử nghiệm để xác định tính hiệu quả của nó". Và nếu như nó có thất bại (phần lớn là thế), chúng tôi sẽ chuyển sang giả định tiếp theo.
Chẳng có vấn đề gì khi một giả định thất bại, vì nó đâu có thật. Thế nhưng với tôi, khả năng gặt hái thành công thông qua một chuỗi thất bại, một chuỗi giả định là điều tốt hơn rất nhiều".
Thế đấy, nếu biết tất cả, có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ thất bại. Thế nhưng, vì là con người và vì thất bại nên đừng bao giờ tự tin khoe bản thân là người biết hết, hãy trở thành người học hết vì nó mới là thứ thật sự mang lại kinh nghiệm, mang lại thành công.