Câu chuyện start up Việt: Càng phát triển mạnh càng lỗ

08/01/2018 17:30 PM | Công nghệ

Các start up thường chú trọng về sức tăng trưởng hơn là doanh thu, lợi nhuận. Bởi lẽ start up tham vọng càng lớn thì tốc độ chiếm lĩnh thị trường càng nhanh và lỗ càng nhiều. Lý do là hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay đang sử dụng chiến lược giá để thu hút cũng như giữ chân khách hàng mình.

Điều này thể hiện rõ nhất qua cách mà các app gọi xe nổi tiếng đang phát triển. Để người dùng làm quen với công nghệ mới và phương thức mới, họ luôn tung ra mã khuyến mãi giảm giá chuyến đi. Không chỉ để giúp người dùng làm quen dễ dàng trải nghiệm dễ dàng mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng. Tuy nhiên 2 app gọi xe nổi tiếng Việt Nam đều từ công ty nước ngoài được đầu tư hàng chục tỷ USD. Ngược lại, với các doanh nghiệp trong nước, việc huy động nguồn vốn lớn chưa bao giờ dễ dàng.

Điển hình như AhaMove, một doanh nghiệp công nghệ đứng đầu trong lĩnh vực giao hàng nội thành cũng đang phải chịu những éo le đó. Trong những năm qua startup này đã và đang thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước đồng nghĩa với đó là khoản lỗ hàng năm họ đang phải chịu lên đến hàng tỷ đồng. Theo anh Nguyễn Xuân Trường, CEO của AhaMove thì hiện tại với mục tiêu tăng trưởng lớn của 2018 thì thuế sẽ càng ngày càng trở thành một gánh nặng quá lớn với doanh nghiệp. Nếu mỗi đơn hàng phải chịu khoảng 10% tiền thuế VAT thì năm nay, công ty này sẽ phải trả cả chục, trăm tỷ tiền thuế - số tiền vượt qua cả ngân sách duy trì hoạt động của công ty.

Hầu hết các doanh nghiệp startup khác cũng đang cố gắng thực hiện nghiêm túc vấn đề thuế. Tuy nhiên số khác lại tìm cách “lách thuế”, “né thuế” để tránh nghĩa vụ nặng nề đè lên vai, và dùng khoản tiền lẽ ra phải đóng vào ngân sách nhà nước cho các chiến lược giảm giá, khuyến mại. Một trong những cách lách luật phổ biến nhất hiện nay là thành lập công ty ở các “thiên đường thuế” như Hà Lan, Ireland hay ở Đông Nam Á là Singapore để có thể giảm nhẹ các chế tài hoặc nghĩa vụ thuế.

Quay trở lại trường hợp của AhaMove, công ty này cho hay ngay từ khi thành lập vào năm 2015 họ đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên đến năm 2018, để tiếp tục tồn tại và phát triển, AhaMove đang suy nghĩ đến phương án chia sẻ trách nhiệm này với cả khách hàng và tài xế của mình.

Trước mắt, để đảm bảo nghĩa vụ đóng thuế là từ người mua hàng đúng như quy định của cơ quan thuế, thì AhaMove sẽ chuyển lại nghĩa vụ này cho khách hàng từ 8/1/2018

Bên cạnh đó, AhaMove cũng đang trên tiến trình thực hiện nghĩa vụ thuế Thu nhập cá nhân cho tài xế - hướng đi mà một số doanh nghiệp trong ngành đã triển khai. Với đội ngũ tài xế AhaMove ước tính lên tới gần 100.000 vào cuối năm 2018 đây quả thực là một con số khổng lồ. Có thể nói đây cũng là một khoản chi phí rất lớn và nặng gánh cho công ty này.

Công ty cũng cho biết nếu áp dụng luôn mức thuế này với tài xế là điều cực kỳ khó khăn bởi bản thân công việc giao hàng khá vất vả, thu nhập tuy cao nhưng giá trị sức lực hay hao mòn về phương tiện cũng như các khoản phải trả để duy trì công việc cũng không hề nhỏ. Đặc biệt đa phần trường hợp shipper của công ty đều là những người có hoàn cảnh khó khăn. Công ty sẽ cố gắng chia sẻ gánh nặng này cùng với tài xế, bởi AhaMove hiểu rằng nếu áp dụng ngay lập tức cho tài xế rất nhiều người sẽ có phản ứng tiêu cực thậm chí là bỏ việc. Có thể nói để làm đúng và đủ nghĩa vụ về thuế cho AhaMove thì quả là một điều vô cùng nan giải.

Câu chuyện start up Việt: Càng phát triển mạnh càng lỗ - Ảnh 1.

Với lực lượng tài xế đông đảo, AhaMove đáp ứng được yêu cầu giao hàng nội thành mọi lúc - mọi nơi.

Tuy nhiên theo anh Nguyễn Xuân Trường, Tổng giám đốc của AhaMove: Dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn sẽ quyết định làm đúng chính sách cũng như nghĩa vụ của công ty với nhà nước. Bởi anh có niềm tin rằng AhaMove trong năm 2018 sẽ còn phát triển cực mạnh, tiếp tục trở thành công ty công nghệ đứng đầu Việt Nam trong lĩnh vực giao hàng nội thành. Việc đóng thuế là thể hiện một sự nghiêm túc, chuyên nghiệp của một công ty, tạo niềm tin về sự ổn định cho cả khách hàng lẫn tài xế. Không những thế, nó còn là một cuộc cách mạng để các công ty Việt Nam có thể cùng nhau đóng góp cho xã hội cũng như nhà nước.

Mặt khác, AhaMove mong muốn các ban ngành chức năng cũng chia sẻ với các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty start up, những khó khăn trong quá trình phát triển. Bởi vì để đạt tới mục tiêu của cách mạng công nghệ 4.0, nước ta không thể chỉ hoàn toàn dựa vào ngoại lực. Mà sự đóng góp của các doanh nghiệp Việt tâm huyết là điều không thể thiếu. Các chính sách hỗ trợ kịp thời, sự quan tâm, động viên của Chính phủ sẽ là những liều thuốc bổ giúp các doanh nghiệp Việt cường tráng hơn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, hiện đại.

Tham khảo dịch vụ giao hàng nội thành hàng đầu của AhaMove tại đây: https://ahamove.com/

A.D

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM