Warren Buffett kiếm tiền vào thời kỳ M&A như thế nào?

04/04/2015 10:12 AM | Kinh doanh

Có hai hoạt động chính của Warren Buffett vào thời kỳ mua bán và sáp nhập đang diễn ra nóng bỏng đó là kinh doanh chênh lệch giá và sắm vai người bảo vệ các doanh gnhiệp bị thôn tính.

Nội dung nổi bật:

- Ngoài học thuyết kinh điển về đầu tư giá trị, thầy Benjamin Graham còn trang bị cho Buffett những công cụ để đầu cơ trong thời kỳ M&A

- Đó là phương pháp kinh doanh chênh lệch giá và một ý tưởng ‘hái ra tiền’ của chính Buffett.


Benjamin Graham được xem như một người hùng bởi chính những bài học trên giảng đường của ông là kim chỉ nam cho sự nghiệp đầu tư của Warren Buffett. Không chỉ truyền dạy nghề đầu tư cho Buffett mà người thầy thông thái này còn dạy cách để đầu cơ, khi thị trường đang trên đỉnh của kỷ nguyên M&A.

Buôn bán chênh lệch giá

Đây có lẽ là bài học quan trọng thứ hai sau học thuyết đầu tư giá trị mà thầy Graham đã dạy cho Warren Buffett. Ông sẽ sử dụng phương pháp kinh doanh chênh lệch giá khi rơi vào trường hợp Buffett không thể tìm thấy cổ phiếu chất lượng với giá “rẻ” để mua. Bên cạnh đó, thời kỳ mua bán sáp nhập diễn ra sôi nổi thường tạo điều kiện thuận lợi để “đầu cơ”.

Theo Graham, các tình huống đặc biệt điển hình đã hình thành từ sự tăng số lượng các vụ thôn tính các công ty nhỏ bởi những công ty lớn hơn, khi mà nguyên tắc về sự đa dạng hóa sản phẩm, nghàng nghề kinh doanh được nhiều công ty chấp nhận.

Thường thì nó có vẻ là thương vụ tốt khi một công ty lớn mua lại để tiếp quản một công ty có sẵn trong lĩnh vực mà nó muốn gia nhập thay vì khởi sự từ con số không. Để có thể thôn tính được và được đại đa số những cổ đông công ty nhỏ hơn chấp nhận đề nghị này, hầu như luôn phải đưa ra mức giá cao đáng kể so với hiện tại. 

Những động thái như vậy đã tạo ra cơ hội kiếm lời cho những người có hiểu biết về lĩnh vực này và có sự nhận thức tốt, được củng cố bởi kinh nghiệm dày dạn. Tiêu biểu như là Warren Buffett.

Không có nhiều lựa chọn trong kinh doanh trên lệch giá. Khi công ty lớn đề nghị thôn tính công ty nhỏ, và để thuyết phục được cổ đông, họ thường đưa ra giá cao hon so với thị trường. Nhưng nếu vụ mua bán thất bại, điều thường thấy là cổ phiếu của công ty bị thôn tính sẽ giảm xuống. Điều này tạo cơ hội cho phương pháp “bán khống”, một kiểu cá cược rằng giá cổ phiếu sẽ giảm xuống trong tương lai.

Cũng giống như đánh bạc, khi bạn cược rằng vụ mua bán sẽ chắc chắn diễn ra, thì ngay bây giờ, mua cổ phiếu của công ty bị thôn tính là bước đi khôn ngoan. Khi vụ mua bán thật sự diễn ra, bạn sẽ có một khoản lợi nhuận chênh lệch giá so với ban đầu mua vào.

Với Buffett, người được trang bị phương pháp chênh lệch giá của Benjamin Graham đã kiếm được những món hời lớn khi thực hiện các vụ buôn bán chênh lệch giá với Beatrice, Kraft, Interco, Southland và một vài cổ phiếu khác nữa. Tiêu biểu nhất là khi công ty Phillip Morris thông báo một kế hoạch thôn tính với General Food. Buffett, một cổ đông lớn, người đã đặt mua thêm nhiều cổ phiếu của General Food còn sót trên thị trường, đã kiếm được khoản lãi 332 triệu đô la vào thập niên 1980 sau khi vụ sáp nhập hoàn tất.

Một thương vụ mua bán chênh lệch giá ngắn hạn khác được Buffett áp dụng tương tự là khi các công ty trên Phố Wall “dành dật” RJR Nabisco. Buffett mua cổ phiếu này vào tháng 10/1988 và kiếm được 64 triệu đô chỉ hai tháng sau.

Nhưng cơn sốt M&A càng diễn ra quyết liệt trên Phố Wall thì Buffett giờ đây lại có ít ham muốn tiếp tục. Đi ngược lại số đông luôn là bản chất của ông.

Chú KingKong bảo vệ các doanh nghiệp bị thôn tính

Bên cạnh các vụ thâu tóm lành mạnh thì cũng không thiếu những vụ thâu tóm được xem là thiếu thiện chí. Khi những kẻ tấn công, được trang bị vũ khí hạng nặng là đòn bẩy tài chính, đề nghị thâu tóm một doanh nghiệp mà những người chủ ở đây không hề chào đón họ. Nạn nhân của kẻ tấn công thường là những doanh nghiệp tốt, của gia đình và người chủ do nhu cầu vốn đã cổ phần hóa.

Đặc điểm rất dễ nhận biết của một vụ mua bán không thiện chí là người mua có nhiều khoản nợ và rất ít vốn. Vì thế,  động cơ của họ khi mua không phải để cơ cấu lại công ty mà chỉ đơn giản là mua đủ số cổ phiếu, nắm quyền kiểm soát, rồi nhanh chóng sang tay cho những người theo đuổi khác và từ đó kiếm được một món kha khá cho bản thân. Điều này, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty và giám đốc điều hành.

Trên lý thuyết, thôn tính có tác dụng tái cơ cấu, một phương pháp để hệ thống bỏ đi những phần làm ăn thiếu hiệu quả. Trong mô hình kinh tế thực dụng, tài sản sẽ về tay của người ra giá cao nhất vì theo định nghĩa, người đó có thể sử dụng chúng hiệu quả nhất.

Vì thế, khi kẻ tấn công thành công, họ sẽ đẩy các giám đốc điều hành ra ngoài đường và sẽ bán cho bất kỳ ai, bất kỳ các tổ chức lớn nhỏ nào ra giá cao nhất. Vì vậy, Buffett, với nguồn tài chính ổn định tại Berkshire, nảy ra ý tưởng là đóng vai trò một chú KingKong bảo vệ các doanh nghiệp tốt đang bị thôn tính thiếu thiện chí.

Đối với một giám đốc điều hành đang tuyệt vọng, bán công ty cho Buffett sẽ là giải pháp tốt hơn khi bán cho kẻ tấn công. Bởi Buffett sẽ giữ công ty nguyên vẹn và giúp họ phát triển. Ông sẽ mua cổ phiếu từ những kẻ tấn công, đổi lại, ông sẽ có được thỏa thuận có lợi từ giám đốc điều hành cho việc bảo vệ hào phóng này.

Đó là phương pháp để ông có được thỏa thuận béo bở với Salomon Brothers. Berkshire sẽ là chú KingKong bảo vệ công ty khỏi bị thôn tính bởi kẻ tấn công từ bên ngoài có tên Ronald Perelman từ Revlon. Bằng cách mua lại và nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu với giá 60 đô la, trung thành không bán ra dù cho giá đề nghị mua có cao đến đâu, Bufffett đã giúp Salomon Brothers khỏi nguy cơ bị thôn tính thiếu thiện chí.

Tuy vậy, số cổ phiếu ông mua lại mang chức năng của loại cổ phiếu ưu đãi và có khả năng chuyển đổi. Tức ông sẽ hưởng được mức lãi suất cố định 9% từ nó và có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông khi ông muốn. Đó là một thỏa thuận “đặc biệt” có lợi, đổi lại cho việc bảo vệ từ Berkshire Hathaway của Buffett.

>> 3G Capital - Đối tác ưa thích của Warren Buffett trong các thương vụ tỷ USD

Đinh Lộc

đinh lộc

Cùng chuyên mục
XEM