Vietjet Air sẽ chuyển tiền mua máy bay cho Airbus ngay trong tháng sau
Tuần trước, Vietjet Air đã công bố thương vụ gây chấn động khi đặt mua 92 máy bay và thuê 8 chiếc máy bay Airbus với tổng trị giá lên đến 9,1 tỷ USD. Báo Giao thông đã phỏng vấn ông Lưu Đức Khánh - Giám đốc điều hành Vietjet Air về câu chuyện phía sau bản hợp đồng ấn tượng này.
Có thông tin cho rằng đây chỉ là thỏa thuận nguyên tắc, trên thực tế 100 máy bay này sẽ được bàn giao trong vòng 20 năm, điều này có đúng không, thưa ông?
Đúng là chúng tôi vừa ký thỏa thuận nguyên tắc (MOU) về đặt hàng tổng cộng 100 máy bay các loại dành cho Vietjet Air nhưng không phải cho một kế hoạch dài hơi hoặc chỉ vẽ lên cho có. Tháng sau chúng tôi sẽ chuyển tiền lần đầu theo cam kết và lô hàng đầu tiên trong đơn đặt hàng này chúng tôi sẽ nhận vào năm sau.
Trong hơn 8 năm liên tiếp (2014-2022), mỗi năm Vietjet Air sẽ nhận khoảng từ 5 đến 10 chiếc cho kế hoạch phát triển của hãng. Trong 100 chiếc này, có 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền mua thêm và 8 chiếc thuê.
Tháng sau chúng tôi sẽ chuyển tiền lần đầu theo cam kết và lô hàng đầu tiên trong đơn đặt hàng này chúng tôi sẽ nhận vào năm sau. Trong hơn 8 năm liên tiếp, mỗi năm Vietjet Air sẽ nhận khoảng từ 5 - 10 chiếc cho kế hoạch phát triển của hãng. Trong 100 chiếc này, có 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền mua thêm và 8 chiếc thuê.
Thỏa thuận của chúng tôi với Airbus là bàn giao máy bay theo từng năm, từng quý. Tiến độ thanh toán rải đều theo kế hoạch nhận máy bay. Chúng tôi đã tiếp cận với các định chế tài chính và ngân hàng lớn của nước ngoài để thu xếp tài chính.
Sẽ lập liên doanh hàng không tại các nước
100 máy bay dù sao vẫn là con số “khủng” với một hãng hàng không non trẻ, Vietjet Air dự định khai thác đội tàu bay này như thế nào, thưa ông?
Hiện, hãng có 14 đường bay nội địa và hai đường bay quốc tế từ TP HCM và Hà Nội đến Thái Lan, thời gian tới, Vietjet Air sẽ tiếp tục khai trương thêm các đường bay trong nước và quốc tế, kết nối đến các địa danh du lịch và kinh tế nổi tiếng của châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Nhật Bản...
Chúng tôi dự kiến sẽ thành lập nhiều liên doanh để khai thác các thị trường nước ngoài. Ngoài liên doanh ở Thái, mục tiêu kế tiếp của chúng tôi sẽ là Myanmar và còn một số thị trường nữa.
Với số lượng máy bay lớn và kế hoạch mở rộng thị trường rất nhanh, có khi nào một hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air đặt mục tiêu nắm thị phần tương đương với hãng hàng không quốc gia?
Việt Nam còn nhiều dư địa cho phát triển hàng không. Các nước xung quanh như Malaysia có 7 máy bay trên 1 triệu dân, Thái Lan 2,5 chiếc, Philippines 1,4 chiếc, Việt Nam thì mới chỉ có xấp xỉ một máy bay trên 1 triệu dân.
Tôi tin rằng, với sự tham gia thị trường của Vietjet Air, lượng khách đi máy bay sẽ tăng trưởng mạnh, cả hai hãng đều có thêm hành khách. Chúng tôi có phân khúc thị trường khác nhau. Mà thực tế là trong hai năm qua, dù Vietjet Air tăng trưởng mạnh nhưng khách của Vietnam Airlines không hề giảm.
Trở ngại lớn nhất là chất lượng nhân lực Theo ông Lưu Đức Khánh, trở ngại lớn nhất của Vietjet Air hiện nay là nhân sự trong nước chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của hãng. Hãng phải thuê tới 30 - 40% người nước ngoài tham gia vào bộ máy điều hành và có lẽ vẫn phải thuê nữa. Trong khi mong muốn của Vietjet Air là sử dụng thật nhiều nhân sự giỏi người Việt Nam để xây dựng bản sắc văn hóa Việt cho doanh nghiệp. |
Theo Nam Anh
Theo Giao thông vận tải
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!