SCIC chưa quyết thời điểm thoái vốn khỏi Vinamilk, FPT
Đây là chia sẻ của ông Lại Văn Đạo - Tổng giám đốc SCIC quanh kế hoạch thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp lớn của SCIC. Tweet
Mới đây Chính phủ vừa có quyết định yêu cầu SCIC thoái vốn toàn bộ tại 10 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn đang làm ăn hiệu quả.
Lộ trình và phương thức thoái vốn sẽ do SCIC lựa chọn nhằm đưa lại lợi ích tốt nhất cho Nhà nước khi thoái vốn và trình lên Thủ tướng xem xét.
Chia sẻ về vấn đề này trên VTV tối nay (16/10), ông Lại Văn Đạo - Tổng giám đốc SCIC cho biết: "Việc quyết định xem lúc nào để lập phương án thoái vốn cụ thể đến thời điểm này SCIC chưa khẳng định".
Nguyên nhân được đưa ra là do thị trường cuối năm thường các cổ phiếu hay biến động lớn. Đặc biết mới đây việc nới room ngoại thì nhu cầu các nhà đầu tư ngoại tăng lên.
Trong khi đó, 10 doanh nghiệp trong lộ trình thoái vốn của SCIC đều nới room, có thể ở mức 100%. Đây là 1 trong những yếu tố đẩy giá cổ phiếu lên cao.
Theo quy định của Thủ tướng thì SCIC phải rà soát toàn bộ. Đối với những doanh nghiệp lớn như Vinamilk, FPT, khi cần thiết thoái vốn theo định hướng chiến lược và ở thời điểm đạt được lợi ích cao nhất thì SCIC sẽ quyết định thực hiện thoái vốn.
Quanh việc lựa chọn phương thức nào có lợi nhất khi thoái vốn, ông Đạo cho biết thường khi thoái vốn khỏi những doanh nghiệp niêm yết trên sàn thì hoặc là thỏa thuận hoặc khớp lệnh, Trong đó, thỏa thuận ngoài sàn thường đạt được mức giá tốt hơn.
ĐỐi với những doanh nghiệp chưa niêm yết như VIID và FPT Telecom, SCIC sẽ bán đấu giá. Có thể bán đấu giá 1 phần hoặc toàn bộ, SCIC hiện đang áp dụng cách bán đấu giá cả lô.
Danh sách 10 công ty SCIC được chọn thời điểm để thoái vốn