Ngành game di động: Tầm quan trọng của khách VIP trong mô hình Freemium (P.2)
“Nếu bạn làm gián đoạn bằng các quảng cáo, thì [người chơi] sẽ chơi ít đi," Sebastian Knutsson, giám đốc sáng tạo công ty King cho biết.
Khách VIP ngành game di động là người chi trả ít nhất 100$/tháng, đóng góp 2/3 doanh thu bán đồ trong game. Theo công ty tiếp thị di động Swrve, tỷ trọng này đã tăng so với con số ½ cách đây một năm.
Theo dự báo của công ty SuperData Research, doanh thu bán đồ trong game trên thiết bị di động được dự đoán 23.4 tỷ USD trên toàn cầu vào năm nay, tăng từ 21.4 tỷ USD vào năm 2014.
Cắt giảm quảng cáo, giữ chân khách hàng
Nhà sản xuất game King và các nhà sản xuất khác cũng phải thay đổi việc sử dụng quảng cáo. Trong nhiều năm qua, quảng cáo là chiến lược doanh thu quan trọng, và nhà phát triển game thường bung banner quảng cáo gây khó chịu tới game thủ hoặc ngừng chơi để xem các đoạn video dài 30 giây.
Tuy nhiên, giờ đây một số công ty cho rằng ép người dùng để kiếm doanh thu từ quảng cáo rủi ro hơn. “Nếu bạn làm gián đoạn bằng các quảng cáo, thì [người chơi] sẽ chơi ít đi," Sebastian Knutsson, giám đốc sáng tạo công ty King cho biết.
Năm 2013, các công ty Anh đã bỏ hoàn toàn quảng cáo trong game và hiện giờ chỉ quảng cáo game của mình.
Công ty ZeptoLab UK nổi tiếng với game “Cut the Rope”, tựa game về con quỷ thích ăn kẹo, đang thực hiện một chiến lược mới với game nhiều người chơi “King of Thieves” ra mắt tháng 2 vừa qua. Người chơi có thể xem quảng cáo 30 giây thay vì mua tiền trong game hoặc chờ hàng giờ để mở khoá cấp độ mới, theo CEO Misha Lyalin. “Khi cho người chơi nhiều cơ hội để tiến bộ trong game, họ sẽ nhiều khả năng trung thành hơn”, ông ấy chia sẻ.
Glu Mobile hiển thị ít quảng cáo hơn với những người thường xuyên chi tiêu và điều chỉnh giao dịch mua tiền ảo vào các thời điểm game thủ gặp bí khi chơi.
Quan trọng hơn cả là sự hài lòng của người chơi
Ông nói rằng các công ty ở San Francisco từ chối thiết kế game câu kéo game thủ bằng vài cấp độ miễn phí nhưng các cấp độ sau lại quá khó khiến game thủ phải mua vũ khí nhất định, mua thêm mạng chơi hay năng lượng phụ để chơi tiếp được.
Thay vào đó, chiến thuật từng phổ biến này sẽ không còn phù hợp với mô hình freemium.
Rick Thompson, đối tác tại Signia Venture Partners, công ty đầu tư vào các công ty game, chia sẻ: “Mô hình cũ khiến người chơi có cảm giác bị lừa, bị ép buộc phải trả tiền”. Các nhà sản xuất game tuyên bố ưu tiên hàng đầu là làm sản phẩm thật vui nhộn.
Các thay đổi gần đây của Glu bắt đầu có tác dụng. Công ty có 5,9 triệu giao dịch mua trong game vào quý I, tăng 57% từ 3.3 triệu so với một năm trước. Trung bình mỗi đơn hàng là 9,02$.
Nếu game thủ cần một vũ khí trị giá 500 “xu” tiền trong game để tăng cấp độ nhưng đang phải vật lộn để kiếm chúng, hệ thống giá linh hoạt của Gondola, công ty chuyên phân tích dữ liệu game, có thể giảm xuống còn 300 xu. Một khả năng khác là thay vì bán 500 xu với giá thông thường 4,99$, game thủ có thể mua 600 xu với cùng số tiền này.
Trong quá trình thử nghiệm game đa người dùng “World Zombination”, công ty Proletariat lưu ý rằng game thủ thích chi tiền vào những món đồ mới phát hành như các nhân vật đánh zombie có kỹ năng duy nhất, hơn là chi vào những thứ đã có sẵn. Do đó, hiện tại đều đặn từ 4 tới 6 tuần, công ty cho bán những món đồ mới.
Tuy nhiên, tinh chỉnh việc bán hàng sẽ không tạo ra khác biệt nếu game thủ mất hứng thú trong game.