Muốn kinh doanh online thất bại, hãy làm theo 11 cách sau
Internet không ngừng phát triển cùng lượng người sử dụng khổng lồ là thị trường màu mỡ mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng muốn khai thác. Trong số đó, hình thức kinh doanh được lựa chọn phổ biến hiện nay là kinh doanh online thông qua một trang web bán hàng.
Website là một phương tiện kiếm tiền, tuy nhiên hầu hết các trang web hiện này chưa thành công trong việc thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận. Dưới đây là 11 lý do tại sao bạn đang thất bại trong kinh doanh trực tuyến:
1. Trang web của bạn gặp vấn đề trên các thiết bị di động
Hiện nay, khách hàng sử dụng thiết bị di động để tra cứu nhiều hơn các thiết bị máy tính để bàn, vì vậy, nếu trang web của bạn không hoạt động tốt trên smartphone, vấn đề này có thể phá hủy hơn một nửa doanh số bàn hàng tiềm năng.
Để biết được trang web của mình có gặp vấn đề trên nền tảng di động hay không, hãy bắt tay vào kiểm tra để biết được câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Liệu trang web của bạn có tải về đầy đủ các công cụ và trình duyệt? Thời gian truyền tải có trong khoảng thời gian hợp lý? Hình ảnh và video có tải về đúng cách? Nội dung của bạn có dễ nắm bắt? Qúa trình chuyển đổi và chuyển tiếp đến hộp thư thoại của bạn có vấn đề gì không?
2. Không ai có thể nhận thấy trang web của bạn
Đây là một việc hết sức cơ bản và quan trọng khi chúng ta muốn thành công trong kinh doanh trực tuyến. Nếu khách hàng khổng thể nhận thấy trang web của bạn trên các thiết bị di động, đó sẽ là một vấn đề lớn.
Để cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến không phải là chuyện một sớm một chiều và cũng không phải dễ, vì nó đòi hỏi quá trình xây dựng thương hiệu lâu dài qua việc đưa ra những nội dung chất lượng.
Vì thế, hãy đầu với một chiến lược tiếp thị nội dung, tập trung vào chất lượng và xây dựng từ đó.
3. Bạn không biết khách hàng của mình
Bạn không thể trông mong những khách hàng đến với trang web của mình là những đối tượng ngẫu nhiên hoặc đích nhắm là mọi người. Thay vào đó, bạn phải xác định đối tượng của mình để tạo ra nội dung và thông điệp truyền tải đến họ cho phù hợp.
Vì thế, hãy tiến hành nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng và kiểm tra số liệu hay các giả thuyết của mình để chắc chắn rằng mình đang cung cấp giá trị đúng với đối tượng mục tiêu.
4. Nội dung của bạn không thu hút
Một chiến lược về nội dung sẽ là vô ích nếu chất lượng của nội dung không đạt. Trong thực tế, việc đưa lên trang web của mình những nội dung không tốt sẽ làm hỏng thương hiệu và giảm giá trị truyền tải.
Vì thế, chỉ xuất bản những nội dung mà bạn cảm thấy tự hào để khách hàng có thể cảm nhận giá trị mà bạn muốn truyền tải.
5. Trang web của bạn lộn xộn
Mọi người thường cảm thấy thoải mái hơn với một trang web được tổ chức tốt và thu hút. Để biết được trang của bạn có tổ chức tốt hay không, hãy trả lời những câu hỏi sau, “Liệu trang liên hệ của bạn có dễ dàng tìm thấy? Liệu mỗi trang có một liên kết dễ dàng để trở lại trang trủ? Trang của bạn có thiết lập các hạng mục chính và hạng mục con?
6. Trang web của bạn xấu xí
Một trong những điểm quan trọng để khách hàng ấn tượng và có thiện cảm với trang web của bạn là tính thẩm mỹ. Trang web nhìn có ổn không trên các thiết bị di động? Nó có phù hợp tốt không với ngành công nghiệp và đặc tính thương hiệu của bạn? Văn từ của bạn có dễ đọc? Trang web của bạn có hình ảnh và màu sắc thu hút không?
7. Bạn không có cơ hội để chuyển đổi
Đây có thể là một vấn đề khá phức tạp vì có rất nhiều bước khiến bạn dễ sai. Đầu tiên, hãy kiểm tra để đảm bảo bạn có nhiều cơ hội cho việc chuyển đổi trên trang web của mình. Sau đó, hãy đảm bảo khán giả có thể trông thấy được, tức mọi người có thể nhìn thấy và xem nó một cách dễ dàng mà không gặp bất cứ vấn đề nào.
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng các hình thức chuyển đổi thực sự làm việc trên các thiết bị và các trình duyệt.
8. Quy trình chuyển đổi của bạn không tốt
Thực tế là nếu quá trình chuyển đổi của bạn gây phiền nhiễu hoặc vụng về, mọi người sẽ có ấn tượng xấu. Nếu bạn yêu cầu thêm thông tin để thông qua một mẫu đơn, hãy đơn giản và yêu cầu ít hơn. Nếu bạn đang lưu trữ một quy trình cần kiểm tra, làm cho nó thật nhanh và thông suốt.
9. Bạn không thể hiện đầy đủ tiềm năng giá trị mình muốn cung cấp
Một trong những điều quan trọng khiến trang web của bạn chưa thành công là bạn không làm đủ tốt để thuyết phục mọi người về giá trị của sản phẩm, dịch vụ hay nội dung.
Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ mang lại giá trị độc đáo cho khách hàng và khác biệt những đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là một trang blog hoặc dịch vụ hỏi đáp, hay một đường dây hỗ trợ dịch vụ khách hàng hoặc cửa sổ chat trực tiếp.
Cho dù bạn chọn phương pháp nào, bạn nên biết rằng một khi trang web cung cấp càng nhiều thông tin, thì mọi người càng thoải mái mua sắm sản phẩm của bạn hơn.
10. Bạn gặp khó khăn trong việc bán hàng
Nếu bản thân đang kiệt quệ cố gắng bán sản phẩm của mình bằng mọi cách hoặc bạn quảng bá tất cả thông điệp bán hàng trên mỗi trang, khách hàng sẽ trở nên hoài nghi và cuối cùng là không mua sản phẩm của bạn. Nói cách khác, đừng cố gắng bán cái mà bạn có.
Thay vào đó, hãy cho khách hàng nhận thấy giá trị và thông tin bạn cung cấp khi họ mua hàng. Điều này sẽ khiến họ thoải mái và tin tưởng rằng bản thân đang mua cái mình cần.
11. Uy tín xã hội của bạn chưa cao
Khách hàng tin khách hàng, không phải công ty. Vì thế, để tạo ra uy tín xã hội, bạn có thể dùng những lời đánh giá và nhận xét của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm để thuyết phục khách hàng mới.
Hoặc bạn có thể tạo ra hồ sơ phương tiện truyền thông xã hội để cho khách hàng mới thấy bạn đã cam kết và để lại ấn tượng như thế nào với các khách hàng cũ. Điều này cũng là một việc hữu ích để bạn liệt kê sự công nhận, thành tích và đóng góp cho ngành công nghiệp mà bạn đang bán sản phẩm của nó, nếu bạn có.