Kinh doanh nhạc số: Lại nóng chuyện "ăn cắp" bản quyền

30/10/2011 23:15 PM |

Tâm lý thích “xài chùa” trên mạng từ lĩnh vực âm nhạc đến phần mềm gây nhiều ấm ức, lên tiếng mạnh mẽ từ tác giả và ca sĩ. Luật sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện.


Ca sĩ muốn đệ đơn

Hồi đầu tháng 10, ca sĩ Thái Thuỳ Linh lên tiếng “tố” 8 website âm nhạc vi phạm bản quyền đối với sản phẩm âm nhạc của mình là những bài hát trong album Bộ đội – một đứa con tinh thần của chị đang được phát tràn lan và tận dụng kinh doanh từ nhà chờ, nhạc chuông cho đến việc download thoải mái từ 8 trang tìm kiếm và giải trí.

Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam đã chính thức nhận bảo vệ quyền lợi cho ca sỹ này và coi đây là vụ việc có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện nghĩa vụ theo luật định của những đơn vị kinh doanh âm nhạc.


Và cho đến nay, đã có ít nhất 8 công ty sở hữu các website nói trên đàm phán với Thuỳ Linh để tìm ra giải pháp, thế nhưng hiện tại vẫn còn nhiều sản phẩm của các ca sĩ, nhạc sĩ khác đang bị sử dụng mà không xin phép. Tuy nhiên, sau sự vụ của Thái Thuỳ Linh, dự báo rằng trong thời gian tới sẽ không chỉ ca sĩ này đệ đơn để bảo vệ quyền của mình.

Tại buổi truyền hình trực tiếp trên VTC 2, ca sĩ Thái Thuỳ Linh, luật sư Phạm Thanh Thuỷ - Trưởng phòng Cấp phép, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả VN (VCPMC) và ông Bùi Văn Kiên – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Viễn thông Tinh Vân - sở hữu website Xa lộ đã có buổi trao đổi thẳng thắn với bạn xem truyền hình, với nhau để mổ xẻ nguyên nhân của vấn đề này.

Theo Linh, chị đi kiện không phải để PR bản thân vì việc này nếu có thì sẽ không đáng và quá mệt mỏi cho chị và bản thân chị đi lên từ nỗ lực của bản thân, từ những ngày đi xe đạp đến địa điểm hát và nhận 40.000 đồng tiền cát xê nên công sức phải được trả xứng đáng, bản thân album Bộ Đội cũng đã phải chi ra 250.000.000 để hoàn thành trong 3 năm và số tiền đấy không phải là nhỏ và chị không muốn bị ăn cắp trắng trợn công sức của mình.

Bà Phạm Thanh Thuỷ cho biết thêm, Nếu nói thống kê số vụ kiện liên quan đến bản quyền thì khó thống kê hết được. Có thể lấy ví dụ về bài hát của tác giả Vũ Trọng Long. Ngay sau khi vừa phối khí đã bị phát hành trên mạng mà không có sự đồng ý của tác giả.

Lỗi là tại ai?

Thái Thuỳ Linh khẳng định, chị không trách người dùng đã download và nghe miễn phí nhạc của chị trên internet: "album Bộ Đội có giá 75.000/CD và nếu muốn mua thì người nghe sẽ phải mất thêm công đi chọn, so với việc click chuột dễ dàng thì có lẽ các album ngoài kệ hàng còn... ế dài dài". Tuy nhiên, album Bộ Đội là công sức của chị, chị không thể đồng ý việc các website sử dụng để kinh doanh mà không có sự bù đắp cho người sở hữu là chị.

Đồng ý với quan điểm của Thuỳ Linh, bà Phạm Thanh Thuỷ chia sẻ thêm về việc nhạc online được download tràn lan cũng một phần do trước đây việc ca sĩ tố các website âm nhạc là chưa có tiền lệ: "Có lẽ là các ca sỹ và nghệ sỹ nói chung có tâm lý e ngại nhưng nếu như vậy thì đã không có trung tâm bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam như hiện nay... nếu các ca sỹ VN cứ e ngại như vậy thì rất lâu nữa nhà nước VN mới thấy giá trị của việc bảo hộ quyền tác giả". Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, ví dụ như VCPMC hiện chỉ mới bảo vệ quyền tác giả cho những người sáng tác, còn những người biểu diễn thì vẫn chưa. Thế nên ca sỹ Thái Thùy Linh mới phải "ủy quyền" cho Trung tâm thì mới đủ cơ sở để được Trung tâm bảo vệ quyền lợi.

Là một trong những đơn vị bị Thái Thuỳ Linh tố đã sử dụng không xin phép
Ông Bùi Văn Kiên cho rằng vẫn còn nhiều khoảng trống trong quy định về Luật sở hữu trí tuệ cần được hoàn thiện
nhạc của mình, ông Bùi Văn Kiên - Phó TGĐ công ty Tinh Vân (sở hữu website Xalo) viện dẫn về Quyền tác giả, chương 1, phần 2 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 và các sửa đổi bổ sung năm 2009, trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan.

Đối với các websie sử dụng âm nhạc như Xalo, có hai trường hợp được tính đến:

Vì mục đích thương mại, có thu tiền, có tài trợ quảng cáo phải trả nhuận bút thù lao theo thoả thuận, không thoả thuận được khởi ra toà.

Không mục đích thương mại, có thu tiền phải trả thù lao theo quy định pháp luật, quy định về trả thủ lao chưa được cụ thể.

Về nguyên tắc thì các đơn vị sử dụng nhạc số... không bắt buộc phải xin phép mà nghĩa vụ của các nhà cung cấp là trả thù lao, khi hai bên chưa thống nhất mà dẫn đến chuyện mất hoà khí, phương pháp tạm thời là ngừng cung cấp để hai bên giải quyết với nhau.

Trả lời câu hỏi từ phía BTV của VTC 2: "Trang Xalo tìm kiếm các ca khúc và cho phép người dùng nghe thì liệu đó có phải là lách luật hay không?"

Theo ông Kiên lý giải, có ba hình thức để các website sử dụng nhạc số với mục đích thương mại đó là:

Kinh doanh, giới thiệu nhạc chuông, nhạc chờ

Cho nghe miễn phí, bán quảng cáo

Cho người dùng sử dụng có trả phí …


Ngoài sự tuân thủ của Luật Sở hữu trí tuệ, còn chịu Luật Công nghệ thông tin quy định về việc lưu trữ tạm thời, truyền đưa thông tin số… những website tìm kiếm thì không phải chịu trách nhiệm về nội dung, về việc các nhà cung cấp dịch vụ cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên nhạc số lại là một câu chuyện mà pháp luật phải làm rõ hơn… đấy tạm thời được coi là một khoảng mà chưa được rõ ràng. Với tư cách là một trang tìm kiếm, Xalo không chịu trách nhiệm về bản quyền. Tuy nhiên, với tư cách là một trang giới thiệu về dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ Xalo đã kí thoả thuận với 30.000 đầu ca khúc và có trả tiền bản quyền thông qua việc đo đếm các bản nhạc được người dùng sử dụng.

Vẫn trông chờ ý thức

Theo ông Kiên, văn bản quy định trong Luật sở hữu trí tuệ hiện rất lạc hậu, nhiều mảng còn trống với việc trả thù lao theo không mục đích thương mại như đã nói ở trên… việc đầu tiên phải từ cơ quan nhà nước, cần cụ thể, chi tiết hơn để nhạc sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ để có thể trao đổi với nhau.

Người nghe không mất tiền, ca sĩ và tác giả thì thiệt hại nhưng chủ trang web lại... được tiền, đó là điều không công bằng. Thái Thuỳ Linh cho biết, ca sĩ có thể chỉ được một phần rất nhỏ lợi ích từ các website chia sẻ âm nhạc, nhưng cô sẵn sàng chia sẻ quyền lợi của mình nếu các website chia sẻ có thiệt chí.

Một vấn đề nữa là đối với các ca khúc có bản quyền, người chủ sở hữu có quyền đặt giá và tại nhiều nước đã đưa ra tiêu chí chấm điểm rõ ràng, với những tác phẩm. Bà Phạm Thanh Thuý cho biết, cần xây dựng tiêu chí để đưa ra giá trị bản quyền đảm bảo cho quyền lợi của chủ sở hữu. Đối với một một sản phẩm âm nhạc đã có tổ chức bảo vệ quyền tác giả thì trung tâm sẽ sử dụng những biện pháp dân sự.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều kẽ hở về quy định và khi luật còn chưa hoàn thiện thì các ca sĩ vẫn phải tiếp tục đệ đơn với tâm trạng thấp thỏm là mình có thắng hay không, thì tạm thời để hạn chế tình trạng ca khúc có bản quyền bị vi phạm thì còn phải trông chờ rất nhiều vào ý thức của người dùng, của các nhà kinh doanh nhạc số.

Theo PV

VTC News



kyanh

Cùng chuyên mục
XEM