Hàng loạt doanh nghiệp Hàn rời Trung Quốc sang Việt Nam, Myanmar

17/11/2014 20:45 PM | Kinh doanh

"Các công ty chuyên ngành dệt may, may mặc, da giầy và đá quý đã rời Trung Quốc từ thời khủng hoảng tài chính năm 2008, chuyển sang Việt Nam và Myanmar…", đại diện KOTRA giải thích.

Một con số ngày càng lớn các doanh nghiệp Hàn Quốc đang rút công ty khỏi Trung Quốc. Theo số liệu của Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư (KOTRA) cùng Ngân hàng xuất-nhập khẩu Hàn Quốc, số công ty thành lập chi nhánh địa phương mới tại Trung Quốc đã giảm 2.294 xuống còn 1.301 trong giai đoạn từ 2006 đến 2008, con số này giảm xuống 901 năm 2010, 817 năm 2013 và 368 trong nửa đầu năm nay.

Số công ty Hàn Quốc thành lập chi nhánh địa phương mới tại Trung Quốc đã giảm rõ rệt trong gần 8 năm qua.

Xu hướng này hình thành rõ rệt nhất ở Thanh Đảo, tỉnh Quảng Đông, nơi các công ty Hàn Quốc đầu tư mạnh tay nhất Đại Lục. Hiện tại, chỉ còn 4.800 công ty Hàn Quốc làm ăn tại đây, thấp hơn 1 nửa so với 10 năm trước, Business Korea đưa tin.

"Con số này đang giảm trung bình 500/năm trong vài năm vừa qua. Các công ty chuyên ngành dệt may, may mặc, da giầy và đá quý đã rời thị trường này từ thời khủng hoảng tài chính năm 2008, chuyển sang Việt Nam và Myanmar…", đại diện KOTRA giải thích.

Xu hướng này không chỉ thịnh hành trong giới doanh nghiệp Hàn Quốc. Số lượng công ty Nhật Bản tại tỉnh Sơn Đông cũng giảm từ 2.000 năm 2005 xuống còn xấp xỉ 1.000 trong năm nay.

Một vài tập đoàn lớn như Google, Best Buy, và Media Markt cũng rời Trung Quốc cùng với 130 công ty Mỹ, 30 công ty Anh và 28 công ty Ý khác.

Một trong những lí do chính dẫn đến tình trạng này là chi phí lao động tăng và lợi nhuận sụt giảm. Trong năm nay, chính quyền địa phương Trung Quốc đã cố định mức tăng lương tối thiểu tại 16,9%, và dự kiến sẽ tăng trung bình mỗi năm 13% trong thời gian tới.

Một nguyên nhân khác là do các thay đổi trong khung chính sách dành cho công ty nước ngoài.  Chính phủ Trung Quốc đã xóa bỏ các ưu đãi về thuế, lao động và bất động sản cho các doanh nghiệp FDI 4 năm về trước.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cung cấp bổ sung các gói hỗ trợ và chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nội địa, cùng lúc hạn chế chi tiêu chính phủ đổ vào hàng xuất xứ từ các công ty ngoại.

>> Hàn Quốc đứng số 1 về thu hút FDI tại Việt Nam

Theo Thảo Mai

Cùng chuyên mục
XEM