Giấc mơ Thung lũng Silicon tại Việt Nam còn rất xa vời

02/10/2015 07:43 AM | Kinh doanh

Một mảng kinh doanh rất thu hút ở Việt Nam đó là sản xuất. Tuy nhiên, các gã khổng lồ công nghệ như Samsung, LG đang khó khăn trong việc tìm kiếm những nhân viên có trình độ cao để tạo ra những thiết bị phức tạp.

Trường lập trình đang xuất hiện ngày một nhiều tại Việt Nam.

Trong khi đó, tại khắp mọi nơi trên nước Mỹ ngoài Thung lũng Silicon, viễn cảnh công nghệ cũng đang ngày một phát triển. Cụ thể, tại Chattanooga một dự án internet tốc độ cao đã biến trung tâm ga tàu cũ thành một trung tâm in 3D.

Hay ở Minneapolis hiện có một trung tâm ươm mầm khởi nghiệp đầy hứa hẹn đã thu hút được cả chủ tịch Alphabet (Google) là Eric Schmidt đầu tư.

Miền nam California tự hào có người sáng tạo nên máy bay không người lái. Còn Detroit là quê hương của chiếc xe ô tô thông minh của Motown.

Bên ngoài nước Mỹ mà cụ thể là Israel, viễn cảnh khởi nghiệp cũng đang ngày một phát triển.

Rõ ràng, một vài trung tâm trên thế giới đã đạt được thành công như Thung lũng Silicon - nơi có tới 53 trên tổng số 131 công ty khởi nghiệp có giá trị lớn 1 tỷ USD theo thống kê của PitchBook.

Tuy nhiên, tâm chấn của làng công nghệ thế giới là Thung lũng Silicon tại Mỹ vẫn đang tạo ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến những nhà cải cách toàn cầu. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến là nhà phát triển game ăn khách Flappy Bird Nguyễn Hà Đông của Việt Nam.

Rất nhiều người nói rằng muốn tái tạo lại vòng quay thành công của Thung lũng Silicon. Những công ty nhỏ thường sẽ được đầu tư bởi những quỹ lớn, được mua lại hoặc IPO. Từ đó, có vốn để đầu tư vào những ý tưởng và công ty mới.

Bên cạnh đó bản thân những công ty này cũng làm việc và hợp tác cùng nhau. Ví dụ điển hình là các lãnh đạo Apple có thể ngồi trong trụ sở của Alphabet trong 10 phút. Chính vì vậy, các doanh nhân tại những trung tâm công nghệ khác trên toàn thế giới cũng đang cố gắng tái tạo lại tinh thần thoải mái đó.

Vậy điều gì có thể giúp những trung tâm khác ngoài Thung lũng Silicon lặp lại được thành công như vậy? Một vài cộng đồng công nghệ đã chuyên biệt hóa những loại hình doanh nghiệp để thu hút nhân tài. Một số khác tiếp cận với các cộng đồng xung quanh hay hợp tác với những doanh nghiệp lớn trên cả phương diện khách hàng và người đại diện của họ.

Dẫu vậy, việc tìm kiếm nhân tài bên ngoài thung lũng Silicon vẫn là một thử thách lớn, đặc biệt là khi rất nhiều lập trình viên tài năng vẫn ôm giấc mộng tới California. Và một khi đã đạt được mục đích, những người này hầu như không muốn rời đi.

Viễn cảnh ở Việt Nam ra sao?

Tại Việt Nam, dù không có nhiều điểm tương đồng với Thung lũng Silicon nhưng quốc gia này đang cố gắng thúc đẩy văn hoá sáng tạo cho các công ty công nghệ - những doanh nghiệp đang muốn thay đổi thế giới và góp phần giúp kinh tế trong nước phát triển.

Một mảng kinh doanh rất thu hút ở Việt Nam đó là sản xuất. Tuy nhiên, các gã khổng lồ công nghệ như Samsung, LG đang khó khăn trong việc tìm kiếm những nhân viên có trình độ cao để tạo ra những thiết bị phức tạp.

Những công ty này muốn nhân viên tại địa phương có thể tham gia vào quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên đáng tiếc, hệ thống giáo dục tại Việt Nam dường như đang tập trung vào việc học trên sách vở nhiều hơn là đào tạo theo nhu cầu cho các dự án.

Hiện tại Việt Nam đang cố gắng thay đổi điều này.

Nhiều công ty công nghệ nước ngoài đã hợp tác với các đại học của Mỹ và Việt Nam để đảm bảo trang bị những kỹ năng cần thiết và đáp ứng nhu cầu cho nhân viên. Những công ty khởi nghiệp mới nổi như Rockit Online thậm chí còn khuyến khích và tạo điều kiện để nhân viên học tiếng anh trực tuyến.

Chính phủ Việt Nam cũng hỗ trợ và đóng vai trò là cầu nối giữa các công ty khởi nghiệp với khách hàng. Nhiều công ty khởi nghiệp đã thành công như Topica đang giúp thế hệ những doanh nhân đi sau về vấn đề tư vấn và tìm nguồn gọi vốn.

Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang có ước mơ và khát vọng vô cùng lớn để trở thành doanh nhân thành công, kiếm tiền từ công nghệ”, theo ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển DN và thị trường KHCN trực thuộc bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam nói.

Những công ty như BKAV đang là tâm điểm chú ý tại Việt Nam. Ngoài việc kiếm tiền từ bán phần mềm diệt virus, hiện tại họ đã lấn sân sang lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh. BKAV thậm chí đang nhắm đến việc cạnh tranh với Apple và Samsung trên thị trường toàn cầu.

CEO của Misfit là doanh nhân người Việt Sonny Vũ mới đây cũng đã quyết định chuyển cả gia đình về Việt Nam sinh sống để tiện cho công việc kinh doanh.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM