Flyknit – Đôi cánh đưa Nike tới tương lai

22/03/2012 08:52 AM |

Sáng tạo mới nhất sắp được tung ra thị trường của Nike - dòng giày chạy Flyknit -được hứa hẹn sẽ mang đến cho hãng nhiều ích lợi khổng lồ hơn là chỉ 1 sản phẩm thành công đơn thuần.

Từ lâu, các nhà thiết kế giày đã luôn phấn đấu trong việc thoả mãn yêu cầu của các vận động viên: Làm ra những đôi giày êm ái khiến họ có cảm giác như đang đi tất vậy. Vào những năm 1980, hãng Nike đã tạo ra dòng sản phẩm giày đế mềm có lưới với tên gọi Sock Racer. Những đôi giày này giúp người mang có 1 cảm giác thực sự êm ái nhưng vấn đề lại nằm ở độ bền của sản phẩm. Những dòng sản phẩm về sau cũng gặp vấn đề tương tự.

Nhưng giờ đây, hãng sản xuất đề thể thao lớn nhất thế giới này nghĩ rằng họ đã tìm ra “Chén Thánh” – đôi giày chạy chỉ nặng 5,6 ounce (1 ounce = 28,35g) với tên gọi Flyknit, được chế tác từ những loại sợi tổng hợp tiên tiến được đan khéo léo. Tuy nhiên điều làm các giám đốc điều hành của Nike vui mừng hơn sản phẩm bom tấn đó chính là việc họ tin tưởng, công nghệ chế tạo ra Flyknit là hoàn toàn khả thi.

Công nghệ dệt vải được điều khiển bằng máy tính sẽ đảm nhiệm công đoạn đan toàn bộ phần phía trên của đôi giày sau đó được gắn vào đế. Điều tuyệt vời nhất là công nghệ này hứa hẹn sẽ cắt giảm chi phí lao động, thời gian sản xuất trong khi nâng cao lợi nhuận biên cũng như khả năng tạo ra những đôi giày độc đáo mang tính cách cá nhân. Thậm chí công nghệ trên còn được kỳ vọng sẽ mang về cho nước Mỹ nhiều việc làm hơn trong ngành sản xuất giày.

Trong quy trình truyền thống, các máy móc chỉ có vai trò chế tạo vô số thành phần riêng lẻ rồi sau đó, các công nhân phải mất công tập trung toàn bộ lại. Bằng việc giảm hẳn hoặc bỏ qua bước này, công đoạn thâm dụng lao động nhiều nhất trong quy trình đã được xoá bỏ (việc chế tạo giày ở những đất nước có nhân công rẻ ở châu Á cũng chỉ nhằm mục đích này).

“Cuộc chơi đã hoàn toàn thay đổi”, dân lời của Charlie Denson, chủ tịch của hãng Nike. Cách thức sản xuất mới này sẽ làm chi phí sản xuất giảm rất nhiều, thậm chí tới mức “chúng ta có thể chế tạo giày ở bất cứ đâu trên thế giới.

                        

Flyknit được dự báo sẽ có giá 150 USD và có mặt tại các cửa hàng trên đất Mỹ vào tháng 7 tới. Với ý kiến của các chuyên gia cho rằng trọng lượng nhẹ sẽ giúp giảm chấn thương, mặt hàng giày nhẹ trong năm ngoái đã chiếm 30% thị trường giày chạy, tương đương 6,5 tỷ USD trong năm ngoái và là nhân tố chính trong sự tăng trưởng 14% của toàn bộ thị trường – theo nghiên cứu của SportsOneSource. Giày chạy là phân khúc lớn nhất của Nike, tạo ra 2,8 tỷ USD trong doanh số toàn cầu cả năm, nhiều hơn 50% so với thị trường bóng rổ và bóng đá.

Dự án giày Flyknit nhất được bắt đầu tiến hành từ 4 năm trước với hình mẫu là 1 chiếc tất dẫm trên 1 chiếc đế làm bằng bọt xà phòng. Ý tưởng này sớm nhận được sự ủng hộ của tổng giám đốc điều hành Mark Paker, người gia nhập Nike với tư cách là nhà thiết kế vào năm 1979 và rất nổi tiếng với việc chế tạo ra hệ thống đệm không khí Nike Air. Mark cho biết khi nhìn thấy hình mẫu đó lần đầu tiên, ông đã bị cuốn hút hoàn toàn và phải thốt lên: “Wow, đây sẽ là 1 dòng sản phẩm mới với tiềm năng rất vĩ đại”.

Các nhà thiết kế sớm thống nhất rằng để tạo ra những đôi giày sao chép theo ý tưởng của “đôi tất trên bọt xà phòng”, họ cần phải mô phỏng lại cách thức 1 chiếc tất được làm ra. Nike đã thuê 1 đội ngũ chuyên gia gồm những nhà lập trình máy tính cùng các kỹ sư để chế tạo ra chiếc máy đan sợi, tất, và dệt toàn bộ phần trên của đôi giày đế mềm. Những cuộn sợi tổng hợp nhiều màu sắc được đưa vào chiếc máy dài 15 feet để dệt nên “tấm da thứ 2” bao gồm những miếng nhỏ, hỗ trợ tại phần mu bàn chân.

Trong quy trình mà Nike gọi là “công nghệ chuẩn xác siêu nhỏ”, các phần mềm độc quyền sẽ hướng dẫn máy móc trong việc điều chỉnh độ bền cũng như độ thẩm mỹ của giày. Nếu phần ngón chân cần được dài thêm, việc thiết kế ngay lập tức có thể được điều chỉnh qua hệ thống máy tính để thêm vào nhiều sợi Lycra. Để tăng cường sức mạnh cho phần gót, phần mềm sẽ điều khiển để tạo nhiều lớp đan với độ dày mỏng khác nhau. Nike đang cố gắng để mô hình hoá toàn bộ quy trình.

Vì toàn bộ phần trên của giày được làm duy nhất từ 1 mảnh, Flyknit có ít hơn 35 thành phần so với dòng giày chạy phổ thông hiện nay Air Pegasus +28. Theo miêu tả của Parker, cải tiến này giúp làm giảm thời gian tập trung các mảnh ghép, từ đó khiến việc sản xuất trở nên nhanh hơn, tốn ít nhân công hơn và lợi nhuận biên cao hơn.

                     

Quy trình chế tạo Flyknit cũng thúc đẩy định hướng kinh doanh bền vững của Nike do tạo ra ít vật liệu thừa hơn. Trong quá trình sản xuất, số vật liệu thừa từ mỗi đôi giày chỉ nặng bằng trọng lượng 1 tờ giấy, hay tương đương khoảng 1/100 pound. Nike cho biết Flyknit tạo ra phế liệu ít hơn 66% so với Air Pegasus +28

“Ngành sản xuất giày thực sự chẳng thay đổi gì qua hàng thế kỷ, chẳng có gì khác ngoài việc cắt và dán. Nhưng giờ đây, công đoạn thâm dụng nhiều lao động nhất trong ngành chế tác giày thể thao sẽ biến mất hoàn toàn khỏi bức tranh sản xuất hiện đại”

Nike hiện chế tạo 96% số giày của mình tại những quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia, nơi chi phí nhân công khá thấp. Tuy nhiên mặt hạn chế chính là vấn đề những đôi giày tạo ra phải mất nhiều thời gian để tới được các thị trường lớn như Mỹ.

Theo nhà phân tích của SportsOneSource, Matt Powell. “1 trong những câu hỏi trọng tâm của ngành công nghiệp này là làm sao để đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn? Khoảng thời gian dài nhất trong vòng đời sản phẩm giày hiện nay chính là giai đoạn vận chuyển chúng từ châu Á. Xoá bỏ điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được 1 khoảng thời gian khổng lồ, từ đó khó có thể tưởng tượng nổi tổng ích lợi mới thu được”

Với nhận định như vậy, nếu áp dụng thành công việc mô hình hoá quy trình cũng như công nghệ tiên phong trong việc chế tạo Flyknit, Nike chắc chắn sẽ càng củng cố hơn vị trí thống trị trong thị trường sản xuất giày thể thao của mình.
 
Thái Dương

duongnt

Cùng chuyên mục
XEM