Coca - Cola vs Pepsico: Việt Nam thành đấu trường trọng điểm
Đối với Coca - Cola và Pepsico, Việt Nam đã trở thành thị trường trọng điểm với tiềm năng dài hạn, vì thế cuộc chiến giữa hai tên tuổi này ngày càng gay gắt.
Kẻ bơm thêm vốn, người bán cổ phần
Tuần qua, thị trường đồ uống và nước giải khát Việt Nam được hâm nóng bởi cuộc so găng mới giữa hai đối thủ truyền kiếp Coca - Cola và Pepsico.
Theo đó, Coca - Cola thông báo, từ năm 2013, sẽ bơm thêm 300 triệu USD vào Việt Nam, nâng tổng số vốn đầu tư cam kết vào Việt Nam lên 500 triệu USD trong giai đoạn 2010-2015. Khoản đầu tư này sẽ được sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới, tạo việc làm, phát triển thương hiệu và đẩy mạnh hỗ trợ các đại lý bán lẻ, vốn rất quan trọng tại thị trường Việt Nam.
Cần phải nhắc lại là, cách đây 4 năm, khi Coca - Cola bơm 200 triệu USD vào thị trường Việt Nam, ông Muhtar Kent, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Coca - Cola đã tuyên bố, trong vòng 10 năm tới, thị trường này sẽ trở thành một trong 25 thị trường hàng đầu của Coca - Cola trên toàn cầu. Ngay sau khoản đầu tư đó, Công ty đã tăng cả sản lượng và phân phối, đồng thời đưa vào hoạt động những dây chuyền đóng chai mới và lắp đặt thêm tủ làm lạnh đồ uống mới tại các điểm bán hàng.
Động thái tăng vốn lần này của Coca - Cola đang gây nhiều dư luận trái chiều, khi hãng liên tục báo lỗ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, khoản đầu tư mới theo cam kết này cho thấy niềm tin của Công ty vào tiềm năng dài hạn của thị trường chủ chốt hiện có 3 nhà máy tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM này.
Trong khi đó, “đối thủ truyền kiếp” của Coca - Cola là Pepsico, kể từ khi đặt chân tới thị trường Việt Nam đến nay, cũng đã bơm 500 triệu USD, với 5 nhà máy sản xuất đồ uống và thực phẩm. Tuy nhiên, không lâu sau khi chính thức khai trương nhà máy, với tổng vốn đầu tư 73 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh, Pepsico đã tuyên bố bán 51% cổ phần tại Công ty Pepsico Việt Nam cho Công ty Suntory Holdings Ltd (chuyên đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng của Nhật Bản), với giá 20 tỷ yên, tương đương 250 triệu USD.
“Chúng tôi đang tập trung vào mở rộng kinh doanh thực phẩm và nước giải khát tại Việt Nam thông qua sự hỗ trợ của Suntory”, ông Umran Beba, Chủ tịch PepsiCo khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết.
Đây là sự hợp lực nhằm thống lĩnh thị trường mà hai đối tác này đã từng áp dụng rất thành công hơn 30 năm tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản và New Zealand. Theo thỏa thuận, Suntory sẽ cùng với Pepsico phát triển kinh doanh đồ uống đóng chai ở Việt Nam, với những sản phẩm mang thương hiệu Suntory, như sản phẩm trà, nước ngọt và cà phê.
Như vậy, tính đến thời điểm này, tổng vốn đầu tư của Coca - Cola và Pepsico đổ vào thị trường Việt Nam là tương đương nhau. Tuy nhiên, cả hai đều cho rằng, hoạt động đầu tư của mình mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà máy và phát triển thị trường, dù đều hoạt động trên dưới 18 năm.
Chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”
Trên “sân chơi” toàn cầu, thị phần Coca - Cola chiếm thế “thượng phong” so với Pepsico. Theo tạp chí chuyên ngành đồ uống Beverage Digest, thị phần đồ uống có gas của Coca - Cola là 52%, của Pepsico là 21%.
Tại Việt Nam, hai tên tuổi này cùng nhau thống lĩnh thị trường, đặc biệt ở phân khúc sản phẩm đồ uống có gas. Theo Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, tổng doanh thu năm 2010 của Pepsico và Coca - Cola chiếm hơn 80% thị trường nước giải khát Việt Nam, với thị phần tương đương nhau.
Coca - Cola đã có 10 nhãn hiệu, gồm Coca - Cola, Coke Light, Sprite, Fanta, Real Leaf, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Samurai và Dasani. Theo ông Muhtar Kent, sức tiêu thụ đồ uống của người Việt mới bằng 20% mức trung bình thế giới. Với 80% dư địa còn lại, sẽ phải tung ra nhiều dòng sản phẩm tiềm năng khác như các dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
Mặc dù không có nhiều thương hiệu đồ uống nổi danh như Coca - Cola, nhưng Pepsico cũng khẳng định tên tuổi với một số nhãn hiệu chủ đạo, gồm Pepsi-Cola, 7-UP, Sting, Mirinda, Tropicana Twister, Lipton và Aquafina. Ngoài ra, Công ty đã mở rộng một số nhãn hiệu về thực phẩm với bánh snack Poca và sữa đậu nành Body Naturals.
Hơn nữa, việc đối tác Nhật Bản chiếm quyền quyết định số phận của Pepsico Việt Nam ở mảng đồ uống khiến giới phân tích thị trường cho rằng, có thể Pepsico sẽ gặp thách thức lớn, nếu Suntory tái khởi động thương vụ M&A với tập đoàn nước giải khát và thực phẩm hàng đầu Nhật Bản là Kirin, cũng đang có chiến lược thâm nhập sâu hơn thị trường Việt Nam. Khi đó, chiến lược chung tại Việt Nam của hai đại gia Nhật Bản này sẽ ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe, dòng sản phẩm mà Pepsico cũng đang đang hướng đến trong cuộc đua với Coca – Cola.
Theo đó, Coca - Cola thông báo, từ năm 2013, sẽ bơm thêm 300 triệu USD vào Việt Nam, nâng tổng số vốn đầu tư cam kết vào Việt Nam lên 500 triệu USD trong giai đoạn 2010-2015. Khoản đầu tư này sẽ được sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới, tạo việc làm, phát triển thương hiệu và đẩy mạnh hỗ trợ các đại lý bán lẻ, vốn rất quan trọng tại thị trường Việt Nam.
Cần phải nhắc lại là, cách đây 4 năm, khi Coca - Cola bơm 200 triệu USD vào thị trường Việt Nam, ông Muhtar Kent, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Coca - Cola đã tuyên bố, trong vòng 10 năm tới, thị trường này sẽ trở thành một trong 25 thị trường hàng đầu của Coca - Cola trên toàn cầu. Ngay sau khoản đầu tư đó, Công ty đã tăng cả sản lượng và phân phối, đồng thời đưa vào hoạt động những dây chuyền đóng chai mới và lắp đặt thêm tủ làm lạnh đồ uống mới tại các điểm bán hàng.
Động thái tăng vốn lần này của Coca - Cola đang gây nhiều dư luận trái chiều, khi hãng liên tục báo lỗ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, khoản đầu tư mới theo cam kết này cho thấy niềm tin của Công ty vào tiềm năng dài hạn của thị trường chủ chốt hiện có 3 nhà máy tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM này.
Trong khi đó, “đối thủ truyền kiếp” của Coca - Cola là Pepsico, kể từ khi đặt chân tới thị trường Việt Nam đến nay, cũng đã bơm 500 triệu USD, với 5 nhà máy sản xuất đồ uống và thực phẩm. Tuy nhiên, không lâu sau khi chính thức khai trương nhà máy, với tổng vốn đầu tư 73 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh, Pepsico đã tuyên bố bán 51% cổ phần tại Công ty Pepsico Việt Nam cho Công ty Suntory Holdings Ltd (chuyên đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng của Nhật Bản), với giá 20 tỷ yên, tương đương 250 triệu USD.
“Chúng tôi đang tập trung vào mở rộng kinh doanh thực phẩm và nước giải khát tại Việt Nam thông qua sự hỗ trợ của Suntory”, ông Umran Beba, Chủ tịch PepsiCo khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết.
Đây là sự hợp lực nhằm thống lĩnh thị trường mà hai đối tác này đã từng áp dụng rất thành công hơn 30 năm tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản và New Zealand. Theo thỏa thuận, Suntory sẽ cùng với Pepsico phát triển kinh doanh đồ uống đóng chai ở Việt Nam, với những sản phẩm mang thương hiệu Suntory, như sản phẩm trà, nước ngọt và cà phê.
Như vậy, tính đến thời điểm này, tổng vốn đầu tư của Coca - Cola và Pepsico đổ vào thị trường Việt Nam là tương đương nhau. Tuy nhiên, cả hai đều cho rằng, hoạt động đầu tư của mình mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà máy và phát triển thị trường, dù đều hoạt động trên dưới 18 năm.
Chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”
Trên “sân chơi” toàn cầu, thị phần Coca - Cola chiếm thế “thượng phong” so với Pepsico. Theo tạp chí chuyên ngành đồ uống Beverage Digest, thị phần đồ uống có gas của Coca - Cola là 52%, của Pepsico là 21%.
Tại Việt Nam, hai tên tuổi này cùng nhau thống lĩnh thị trường, đặc biệt ở phân khúc sản phẩm đồ uống có gas. Theo Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, tổng doanh thu năm 2010 của Pepsico và Coca - Cola chiếm hơn 80% thị trường nước giải khát Việt Nam, với thị phần tương đương nhau.
Coca - Cola đã có 10 nhãn hiệu, gồm Coca - Cola, Coke Light, Sprite, Fanta, Real Leaf, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Samurai và Dasani. Theo ông Muhtar Kent, sức tiêu thụ đồ uống của người Việt mới bằng 20% mức trung bình thế giới. Với 80% dư địa còn lại, sẽ phải tung ra nhiều dòng sản phẩm tiềm năng khác như các dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
Mặc dù không có nhiều thương hiệu đồ uống nổi danh như Coca - Cola, nhưng Pepsico cũng khẳng định tên tuổi với một số nhãn hiệu chủ đạo, gồm Pepsi-Cola, 7-UP, Sting, Mirinda, Tropicana Twister, Lipton và Aquafina. Ngoài ra, Công ty đã mở rộng một số nhãn hiệu về thực phẩm với bánh snack Poca và sữa đậu nành Body Naturals.
Hơn nữa, việc đối tác Nhật Bản chiếm quyền quyết định số phận của Pepsico Việt Nam ở mảng đồ uống khiến giới phân tích thị trường cho rằng, có thể Pepsico sẽ gặp thách thức lớn, nếu Suntory tái khởi động thương vụ M&A với tập đoàn nước giải khát và thực phẩm hàng đầu Nhật Bản là Kirin, cũng đang có chiến lược thâm nhập sâu hơn thị trường Việt Nam. Khi đó, chiến lược chung tại Việt Nam của hai đại gia Nhật Bản này sẽ ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe, dòng sản phẩm mà Pepsico cũng đang đang hướng đến trong cuộc đua với Coca – Cola.
Theo Báo đầu tư