Ác mộng của Larry Page: Ngôi vương của Google sắp mất?

09/01/2015 18:51 PM | Kinh doanh

Google và những nhà lãnh đạo tại đây cần phải tỉnh táo hơn để tìm ra chiến lược kinh doanh đúng đắn cho công ty trong thời gian tới.

Google chỉ là “one trick pony” (ngựa con chỉ biết diễn mỗi một trò)

Doanh thu của Google phần lớn vẫn phụ thuộc vào quảng cáo trên công cụ tìm kiếm. Google không công bố doanh thu chi tiết của các mảng kinh doanh nhưng một điều chắc chắn là 2/3 tổng doanh thu của họ đến từ website Google.com. Phần còn lại đến từ những trang web thành viên (thuộc Google Network) và những mảng khác như doanh nghiệp phần mềm.

Trong quý thứ 3 của năm 2014, Google đạt 11,3 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo trên Google.com. Doanh thu của YouTube ước tính đạt 1,3 tỷ USD mỗi năm và chỉ 300 triệu USD mỗi quý theo eMarketer. Những trang khác như Gmail, Maps và Finance cũng đóng góp một phần vào doanh thu cho hãng nhưng với tỷ lệ rất nhỏ.

Google nhận về chỉ 3,4 tỷ USD từ doanh thu mạng lưới web thành viên. Hãng phải chi đến 2,4 tỷ USD cho chi phí truy cập mạng cho các đối tác. Doanh thu khác nhận được là 1,8 tỷ USD, tăng 50% so với năm ngoái nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với doanh thu toàn công ty.

Thị phần tìm kiếm giảm

 

Googles search market share has flatlined.

Hiện Google đang chiếm 80% (trên thế giới) và 75% (tại Mỹ) trong mảng tìm kiếm web. Tuy nhiên, sự thống trị này đang bắt đầu thay đổi:

Firefox đã thay thế Yahoo là công cụ tìm kiếm mặc định của trình duyệt này thay cho Google vào cuối năm ngoái. Như vậy, Google đã mất khoảng 4% trong thị phần tìm kiếm tại Mỹ. Hiện hãng này đang có thị phần thấp nhất kể từ năm 2008.

Các đối thủ cạnh tranh khác cũng có thể học theo Firefox: Apple đang có ý định biến Bing trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các sản phẩm của Apple thay Google. Facebook gần đây cũng cho ra mắt công cụ tìm kiếm nội bộ trên Bảng tin. Amazon cũng thực hiện những bước đầu tiên để kiểm soát sản phẩm tìm kiếm.

Trong khi đó, rất nhiều người dùng Internet tại các nền kinh tế đang phát triển lại sử dụng những công cụ “cây nhà lá vườn” để thay thế Google như Baidu ở Trung Quốc.

Yếu thế trong thị phần tìm kiếm thương mại

Một vấn đề quan trọng nữa là thị phần tìm kiếm thương mại – công cụ người dùng dùng để tìm kiếm và mua sản phẩm. Google đang kiếm được nhiều tiền nhất từ công cụ này. Tuy nhiên, tình thế sắp đảo ngược bởi:

- Khối lượng tìm kiếm trên Amazon tăng 75% từ giữa tháng 9/2013 đến 2014. Amazon cũng thiết kế đường dẫn riêng đến danh sách những sản phẩm của hãng.

- Người dùng di động tìm kiếm từ các ứng dụng: Năm ngoái người sử dụng internet di động đã chính thức vượt số lượng người dùng internet trên máy tính tới 9 lần, và những người này dành hơn 80% thời gian cho các ứng dụng.

- Facebook thì đang có lợi thế xây dựng nhiều chức năng tìm kiếm hơn trên thanh Bảng tin.

Các nhà tiếp thị đang thắt chặt hầu bao quảng cáo

Ngoài việc thu lợi từ những quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, Google còn “bán” việc xuất hiện từ khóa sản phẩm trong top đầu cho các đối tác. Tuy nhiên, hiện các nhà tiếp thị dường như đã nhận ra hiệu quả tối đa hơn của những quảng cáo so với việc mua từ khóa. Chính vì vậy, họ ít chi ít tiền hơn cho loại hình quảng cáo này.

Bên cạnh đó, Google đã tính toán “giá trên mỗi lượt click” tức là mức giá trung bình những nhà tiếp thị phải trả khi có bất cứ ai click vào quảng cáo của họ trên Google. Con số này đã giảm trong 3 năm liên tiếp và lần đầu tiên trong 9 tháng vào năm 2014.

Facebook đang tạo ra nhiều tiến bộ hơn so với YouTube

Facebook is making great headway against YouTube.

Mảng kinh doanh tỷ đô khác của Goolgle là quảng cáo video và đang được vận hành bởi Youtube. Tuy nhiên, Facebook đang dần thâm nhập vào lĩnh vực này. Nó mới ra mắt công cụ video tự động và được các nhà tiếp thị vô cùng yêu thích. Công cụ này cho phép người dùng tải video trực tiếp và vào tháng 11, lần đầu tiên số lượng những người tải video đã vượt qua lượng video Youtube trên Facebook.

Thậm chí Facebook còn đang có ý định “cướp” một số ngôi sao của YouTube.

Android đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát

Hoạt động kinh doanh của Android rất đơn giản: Google phát triển hệ điều hành này và cho phép các nhà sản xuất thay đổi để phù hợp với họ. Tuy nhiên, nếu một nhà sản xuất muốn bán một chiếc điện thoại chạy Android được cấp phép của Google thì phải sử dụng những công cụ tìm kiếm và sản phẩm liên quan của Google.

Thị phần smartphone toàn cầu.

Android đã dành được sự thống trị tại thị phần điện thoại thông minh trong 3 năm qua. Tuy nhiên, có một điểm nhấn trong số liệu thống kê này là: Khoảng 20% những chiếc điện thoại chạy Android sử dụng phiên bản trái phép, nhất là tại Ấn Độ và Trung Quốc. Amazon cũng sử dụng phiên bản “nhái” Android cho dòng điện thoại Fire của họ.

Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi ABI Research cho biết, tốc độ tăng trưởng của những phiên bản Android “nhái” cao hơn trong năm 2014 (tới 93%) so với con số tương tự của Android là 34%.

Thậm chí, hiện Google không thể yêu cầu người dùng nâng cấp khi nó ra mắt phiên bản Android mới (chỉ 0,1% người dùng đang sử dụng phiên bản mới nhất) do hầu hết những điện thoại hiện tại không thể chạy được phiên bản này.

Tham vọng điện toán đám mây quá nhỏ và quá muộn

 

Googles enterprise cloud ambitions may be too little, too late.

Trong năm 2014, Google đã làm mới lại công ty bằng việc thâm nhập vào lĩnh vực điện toán đám mây. Họ nói rằng sẽ giảm giá để cạnh tranh với Amazon và thiết kế thêm hàng loạt tính năng mới phục vụ người dùng.

Tuy vậy, dường như tham vọng này chưa đạt được nhiều bước tiến mới. Bằng chứng là theo nghiên cứu của Synergy, Google vẫn đứng vị trí thứ 4 trong số những nhà cung cấp điện toán đám mây sau Amazon, Microsoft và IBM. Bản thân mảng này cũng chỉ chiếm ít hơn 10% toàn bộ hoạt động kinh doanh của Google.

Thị trường EU không khả quan

The EU is still upset and may crack down hard.

Tại châu Âu, Google mới bị điều tra vì cáo buộc độc quyền trong mảng tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến trong nhiều năm. Tiếp tục dến tháng 12, Nghị viện châu Âu đưa ra tuyên bố buộc Google chia tách làm hai doanh nghiệp trực tuyến. Thực tế yêu cầu này khó có thể bắt Google thực hiện theo nhưng nó cũng đẩy hãng rơi sâu hơn vào “tầm ngắm” của những nhà điều tra.

Những lãnh đạo cao cấp đời đầu lần lượt ra đi

Google đang trải qua giai đoạn chảy máu chất xám – vấn đề mà Microsoft đã gặp phải trong 1 thập kỷ nay.

Marisa Mayer – một trong những nhân viên đầu tiên của Google, người phụ trách thiết kế cho công cụ tìm kiếm của hãng đã trở thành CEO của Yahoo vào năm 2012. Hiện bà đang nỗ lực mang lại sức sống mới trong mảng tìm kiếm và quảng cáo di động của Yahoo – 2 mảng kinh doanh cốt lõi của Google.

Vic Gundotra – nhà phát triển I/O cho Google và Google+ cũng ra đi vào tháng 4. Tiếp đến trong tháng 6, Nikesh Arora – nhà điều hành kinh doanh lâu năm của công ty cũng ra đi. Chưa hết, Andy Rubin – người phát minh ra Android cũng rời công ty này vào tháng 10 năm ngoái.

Những dự án trên "cung trăng"

The moonshots may never pay off.

Được trực tiếp điều hành bởi nhà sáng lập Sergey Brin, Google X được xem là ý tưởng lớn và có thể thay đổi thế giới với những dự án đầy hứa hẹn gồm xe ô tô tự lái, thang máy không gian… Tuy nhiên, người ta đặt câu hỏi khi nào là bao giờ thì Google xây dựng và cho ra mắt được một sản phẩm mới hoàn toàn? Gmail đã hơn 10 tuổi, YouTube, Android cũng vậy, những sản phẩm gần đây như Google TV và Google+ thì không mấy khả quan.

DẬY THÔI! Bạn đang mơ đấy

WAKE UP! Youre dreaming.

Bạn đùa à, không có gì xảy ra đâu.

Công cụ tìm kiếm sẽ phát triển trở lại. Susan Wojcicki sẽ “chèo lái” được YouTube vượt Facebook, còn Google tìm ra cách nắm lại quyền kiểm soát Android. Trong khi đó, thang máy không gian sẽ sớm bay lên vũ trụ, xe hơi tự lái của Larry và Sergey sẽ sớm thành sự thật.

Tất cả chỉ là một cơn ác mộng thôi, phải không?

>> 'Nồi cơm' của Google đang ngày càng nhỏ lại

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM