3 lỗi khiến doanh nghiệp startup không được nhà đầu tư cấp vốn
Đầu tư cho startup chính là đầu tư mạo hiểm, chính vì tâm lý ngại rủi ro của nhà đầu tư nên khởi nghiệp cần có những chiến lược tiếp cận họ hợp lý nhất.
Hiện nay, có rất nhiều khởi nghiệp mới thành lập muốn xin vốn từ nhà đầu tư. Các CEO trẻ sẽ phải cạnh tranh với nhau quyết liệt bởi nhà đầu tư sẽ chỉ rót tiền cho những khởi nghiệp nào xuất sắc nhất. Để có được điều này, trước tiên cần tránh những sai lầm sau:
1. Không hiểu rõ tình hình tài chính chung
Nhà đầu tư đều là những doanh nhân thành đạt, họ quá hiểu về những mô hình kinh doanh, cân đối tài chính của một doanh nghiệp cũng như những vấn đề tài chính vĩ mô.
Trước khi trao đổi với nhà đầu tư, khởi nghiệp cần nắm được tất cả ngóc ngách trong mô hình kinh doanh của công ty, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch tài chính và tình hình chung của thị trường. Sẽ không có chuyện một nhà đầu tư dày dặn lại trao tiền cho một khởi nghiệp còn mơ hồ với chính công ty của mình và thị trường đang hướng đến
2. Chưa tập trung vào nhân lực của công ty
Để phát triển thành công, nguồn nhân lực là điều vô cùng quan trọng. Khởi nghiệp đôi khi không nói nhiều đến nhân lực của công ty và điều này gây mất lòng tin từ nhà đầu tư.
Vì vậy, khởi nghiệp hãy tìm cách cho nhà đầu tư thấy được khả năng và trình độ của đội ngũ nhân sự trong công ty và chứng minh rằng, công ty đủ khả biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế.
Nếu có thể, khởi nghiệp hãy trao đổi với nhà đầu tư cùng một nhóm nhân sự có trình độ tốt nhất của mình.
3. Thiếu chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường
Rất nhiều khởi nghiệp mắc sai lầm khi không thể dự đoán được sản phẩm của mình có thật sự phù hợp và được thị trường chấp nhận khi ra mắt. Nhà đầu tư hiểu rất rõ điều này, bởi vậy, khởi nghiệp cần đưa ra một chiến lược xâm nhập thị trường cụ thể từ khi thử nghiệm sản phẩm đến khi ra mắt chính thức. Điều này chứng tỏ tiềm năng và lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty trên thị trường
Nếu không thể có một sản phẩm phù hợp với thị trường, khởi nghiệp nên có kế hoạch thay đổi nó dựa vào phản hồi từ người dùng sau những lần tung sản phẩm thử nghiệm.
Theo Theo ICTNews
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!