Câu chuyện của một bà mẹ đơn thân nói trúng tim đen của nhiều người: Cuộc sống không quản bạn khổ tới đâu, nó chỉ để ý xem bạn nỗ lực chừng nào
Có người từng nói: không có công việc nào là không tủi thân, không có đoạn đường đời nào là không gồ ghề, và cũng chẳng có tương lai nào luôn được định sẵn là sẽ sáng lạn từ đầu tới cuối. Có lẽ trong những đồng lương mà chúng ta nhận được, nó có bao gồm cả một khoản “phí tủi thân”, vì vậy, chịu đựng, vượt qua, kiên cường cứ như vậy mà được tủi thân nuôi lớn.
Còn nhớ một buổi chiều của nhiều năm trước, khi đó, ba đang làm việc ở một công trường xây dựng, tôi vừa hay có việc cần tìm nên đã tới đó gặp ba.
Có lẽ là do tiếng ồn ở công trường khi đó khá lớn nên ba không phát hiện ra tôi đến, cứ như vậy, tôi đứng từ xa quan sát ba làm việc.
Ở công trường làm việc, ba ăn mặc khá xuề xòa, lưng nhễ nhại mồ hôi, giày thì bị rách một lỗ, cả người toàn là bụi và bùn đất.
Nếu không phải nhờ dáng người và kiểu tóc, có lẽ tôi cũng sẽ chẳng thể nhận ra ông.
Ba cong lưng làm việc, vốn dĩ bị thoát vị đĩa đệm, nên cứ làm việc được một lúc là ba lại phải chậm lại duỗi người, nắn nắn vỗ vỗ vào eo rồi mới tiếp tục.
Đó là một buổi chiều oi ả, ánh nắng chói chang xuyên qua những tán cây, kẽ lá, tôi đứng một bên nhìn ba làm việc, nước mắt ướt đẫm.
Khi đó tôi đang học cấp 3, cảnh tượng đó sau này vẫn luôn in đậm trong tâm trí của tôi, mỗi khi tôi muốn thả lỏng một chút, nó lại xuất hiện, vả cho tôi một phát vào mặt.
Chứng kiến nỗi vất vả của ba từ khi còn nhỏ, cho tới khi trưởng thành, thành gia lập nghiệp rồi, tôi càng lúc càng cảm thấy cuộc sống và công việc quả thực rất khó khăn, chỉ duy trì cuộc sống sao cho đủ sống thôi đã là một chuyện không dễ dàng gì rồi.
Nhiều khi, chúng ta không thể không bán sức lực của mình, cúi đầu đi kiếm một chút tiền ít ỏi, để duy trì cuộc sống, để sao trông mình có thể diện một chút.
Tiền, có thể duy trì tôn nghiêm của một người, nhưng mỗi một đồng tiền, lại không dễ gì mà kiếm được.
01
Cuộc sống, trước giờ chưa bao giờ tin vào nước mắt
Tôi có đọc được một câu chuyện như này khi đang lướt mạng xã hội, có một nhân viên nữ, vì đau bụng mà đi làm trễ một lần, và cô đã bị lãnh đạo sa thải không thương tiếc.
Câu chuyện xảy ra ở Singapore, nữ nhân viên bị đuổi việc đó là một bà mẹ đơn thân.
Cô liên tục cầu xin, nói mình còn có con phải nuôi, nếu không có công việc này sẽ bị buộc phải quay về Malaysia, hi vọng cấp trên có thể cho cô ấy một cơ hội, cô ấy đảm bảo sẽ không để sai lầm tái diễn.
Nhưng bất luận có van nài ra sao, thỉnh cầu của cô cũng không được chấp nhận.
Cũng có thể vì thường ngày cô ấy ra sao đó nên công ty mới tuyệt tình như vậy. Ở Singapore, cạnh tranh công việc là vô cùng khắc nghiệt, chỉ cần bạn không tạo ra đủ giá trị mà họ cần, bạn lập tức sẽ bị gửi lại về nước.
Cuộc sống chính là tàn khốc như vậy, một khi bước vào xã hội, mọi thứ đều là trao đổi đồng đẳng.
Nước mắt không giải quyết được vấn đề gì, nó không quan tâm bạn cần công việc đó tới nhường nào, cũng không để ý xem khi đó bạn bất lực ra sao.
Ngày 17/5, trên một chuyến xe bus ở Trịnh Châu, Trung Quốc, có một nhà ba người bước lên xe, ba mẹ cầm cuốn sổ khám bệnh và vài tấm phim, cậu con trai trông vô cùng mệt mỏi, ba mẹ cũng chẳng khấm khá gì hơn.
Sau khi con ngồi xuống, người đàn ông khóc lóc, hỏi khắp xem hành khách trên xe có gì để ăn không.
Anh nói, con trai mắc bệnh bạch cầu, vì chữa bệnh mà gia đình anh đã tiêu hết sạch tiền, hiện giờ một vài đồng cũng chẳng còn, muốn cho con ăn một bữa đàng hoàng cũng không nổi nữa.
Đứa trẻ mắc bệnh vốn dĩ rất mệt mỏi, giờ lại bị đói, các hành khách nghe xong câu chuyện liền lần lượt đứng dậy, cho cả nhà đồ ăn.
Xem xong video này, sống mũi tôi cay cay, nếu không phải lâm vào bước đường cùng rồi, thì làm gì có người đàn ông nào lại vì một miếng ăn mà khóc lóc trước mặt mọi người như vậy?
Đôi khi, một miếng ăn thôi, cũng có thể đè bẹp một con người.
Nhưng cuộc sống, trước giờ không tin vào nước mắt, nó cũng sẽ chẳng tin bạn là mẹ đơn thân hay con cái bạn mắc bệnh hiểm nghèo mà bỏ qua hay nương tay với bạn.
Lau khô nước mắt, chúng ta vẫn phải đi đối mặt với những khó khăn của cuộc sống.
Dưới áp lực của cuộc sống, chúng ta vẫn phải gồng người lên để gánh vác, ngày này qua tháng khác, chúng ta mới có thể trông thấy được những tia sáng le lói của cuộc sống.
Nếu không phải lâm vào bước đường cùng rồi, thì làm gì có người đàn ông nào lại vì một miếng ăn mà khóc lóc trước mặt mọi người như vậy?
02
Người trưởng thành trông có vẻ ổn, nhưng nội tâm bên trong đang trực trào một cơn sóng thần
Có một cư dân mạng viết lên mạng xã hội như sau:
"Sự suy sụp của người hiện đại là sự sụp đổ thầm lặng, im lìm. Trông thì có vẻ rất ổn, vẫn cười, vẫn nhảy nhót, vẫn xã giao, bề ngoài trông có vẻ rất bình thản, nhưng những điều tồi tệ lại đã tích lũy trong tim ở một mức độ nhất định.
Không đập cửa phá đồ đạc, không khóc lóc hay phát điên lên, nhưng mọi thứ có thể đột nhiên đạt tới cực hạn chỉ trong một giây."
Chỉ trong vài ngày, đoạn chia sẻ này đã nhận được hơn 250000 lượt like và 4000 lượt chia sẻ.
Một người khi mệt mỏi tới cực độ, rất dễ bị đánh gục bởi ngay cả một nhành cỏ bé nhỏ.
Tôi từng xem được một video trên tiktok như sau:
Có một cô gái mở hai căn homestay ở Lệ Giang, Trung Quốc, chi phí hàng tháng lên tới 6 vạn tệ, nhưng vì bệnh dịch xảy ra, nên trong vòng 3 tháng đã mất tới 18 vạn tệ (khoảng 600 triệu đồng).
Cái ngày tính ra con số tổn thất này, cô ấy đã phát sốt, phải nằm trên giường suốt hai ngày trời.
Ngày thứ 3, đột nhiên có một đơn đặt phòng mới, cô vui mừng, nhanh chóng chạy đi giúp du khách xách hành lý.
Nhưng khi cô bê mấy chiếc va li vào tới cửa thì khách bỗng nói mình đặt nhầm, định đi chỗ khác ở.
Giây phút ấy cô quả thực rất muốn khóc, nhưng vì không muốn khóc trước mặt khách hàng nên đã cố gắng nuốt nước mắt vào trong.
Nhưng khi cô bê mấy chiếc va li vào tới cửa thì khách bỗng nói mình đặt nhầm, định đi chỗ khác ở.
Bữa tối, cô đi nấu một bát mỳ, cô đã cho rất nhiều thứ mình thích vào bát mỳ, muốn điều chỉnh lại tâm trạng một chút.
Nhưng, vừa bê bát lên định mang ra bàn ăn thì bát mỳ không may rơi xuống đất.
Khoảnh khắc đó, cô khóc nức lên như một đứa trẻ.
Khi khách hàng hủy phòng, cô không khóc, lúc ốm đau có một mình, cô không khóc, ở một mình vài tháng trời cô cũng không khóc, nhưng chỉ một bát mỳ thôi lại có thể khiến cô khóc nức lên đầy tủi thân.
Bát mỳ không may rơi xuống đất, khoảnh khắc đó, cô khóc nức lên như một đứa trẻ.
Những người trẻ trông thì có vẻ "tôi ổn", "tôi ok", nhưng thực ra, buồn tủi, suy sụp bên trong họ đã tích lũy tới một mức độ nhất định.
Ngày 10/5, T. một shipper ở Giang Tô, Trung Quốc, nghe theo yêu cầu của khách hàng, đặt đồ ship trước cửa nhà họ.
Sau đó, món hàng bị mất, khách hàng khiếu nại T., sau đó thậm chí còn tức giận tới nỗi ném điện thoại xuống đất, rồi đổi ngược lại là T. làm hỏng của mình.
Sau khi hai người tới đồn cảnh sát, cảnh sát đã xem lại camera giám sát nhà khách hàng kia và phát hiện ra điện thoại là do người đó tự ném xuống đất.
Giây phút chân tướng được làm rõ, T. không kìm nén được khóc nức nở, ấm ức nói: tôi ship hàng chỉ kiếm được 5 xu (khoảng 2 ngàn đồng) (tại sao lại vu oan cho tôi) …
Có người thấy T, phản ứng hơi quá, an ủi nói: thôi được rồi, đàn ông đàn ang khóc lóc gì…
Cá nhân tôi rất thấu hiểu sự suy sụp của T, nắng mưa gió bão vẫn không ngừng đi ship hàng, chạy cả tháng trời cũng không kiếm được bao nhiêu, nhưng một lời khiếu nại của khách hàng có thể khiến cho mọi nỗ lực và vất vả đổ sống đổ bể.
Hơn nữa, còn là bị vu oan, chuyện này rơi vào ai mà chẳng thấy ấm ức.
Tôi ship hàng chỉ kiếm được 5 xu...
Sự suy sụp của người trường thành đều đến rất bộc phát, không đóng được cửa tủ lạnh, đang đi va vào góc bàn, sắp ra ngoài nhưng không tìm thấy điện thoại, ấm ức khóc lu bu, người khác cho rằng bạn chuyện làm to chuyện, chỉ bản thân bạn biết là vì sao.
Thực ra, trước đó, sự suy sụp của bản thân đã tới giới hạn rồi, một chuyện nhỏ xiu xíu tiếp theo, chẳng qua chính là nhánh cỏ nghiền nát nó mà thôi.
Ngoài mặt thì trông sóng yên biển lặng, nhưng bên trong thì sóng cuộn ầm ầm.
Bên trong sớm đã trực trào một cơn cuồng phong, chỉ có điều nó chỉ im lặng tồn tại ở đó, không ai biết đến.
03
Cái gọi là kiên cường, thực ra đều được sự tủi thân nuôi lớn
Vài hôm trước có đọc được báo cáo tổng kết của một ngân hàng, khi nhắc tới "tinh thần thép" của ngành này, một vài ví dụ về nhân viên ngân hàng đã được nhắc tới:
Để vợ mới cưới đi hưởng tuần trăng mật một mình, bản thân thì cố thủ ở vị trí làm việc; ở tiệc đính hôn, vẫn không quên để anh em bạn bè xếp hàng mở thẻ;
Dù đang mang thai nhưng vẫn hết mình đứng ở tuyến đầu tiếp thị; ngay cả ngày sắp sinh cũng vẫn ở đó giúp khách nước ngoài làm thủ tục…
Mặc dù biết những câu chuyện này chỉ dùng để tuyên truyền, nhưng xem xong, tôi vẫn không khỏi cay sống mũi.
Hi sinh mọi thời gian cá nhân của mình, rũ bỏ sĩ diện đi làm phiền anh em họ hàng, thậm chí đến ngày sinh con vẫn cố thủ ở nơi làm việc, những thứ này không đáng để lấy ra làm tuyên truyền, thứ mà nhiều người thấy ở đây chỉ là sự xót xa và bất lực.
Nếu có thể chọn, tôi nghĩ không ai muốn chọn sống như một "người sắt" như vậy, chỉ là vì cuộc sống ép buộc, nên mới phải cắn răng chịu đựng như vậy.
Ở Thâm Quyến có một giám đốc tên L, sau khi bị cho nghỉ việc, anh một bên vừa tìm việc mới, một bên vừa làm shipper để suy trì cuộc sống.
Có người hỏi rằng, nếu trong lúc đi giao hàng mà gặp đồng nghiệp cũ hay bạn bè, liệu anh có cảm thấy xấu hổ hay không?
L. đáp: cơm còn sắp không cò mà ăn rồi, lấy đâu ra thời gian mà nghĩ tới những cái đó.
Trước cửa một quán ăn ở Chiết Giang, Trung Quốc có một cậu thanh niên đứng mời khách, cậu luôn miệng quảng cáo tiệm ăn, làm các động tác hài hước pha trò để thu hút khách hàng.
Có người thậm chí quay video lại rồi đăng lên mạng với tiêu đề "cả con phố mình cậu ta lẳng lơ nhất."
Một lần, có một cô gái đội lên đầu cậu một bộ tóc giả nữ rồi cười cợt nói "nữ tính ghê", rồi sau đó yêu cầu được selfie cùng cậu.
Khuôn mặt cậu lúc này biến sắc, nhưng vẫn phải mỉm cười, trưng ra khuôn mặt vui vẻ nhìn về phía máy ảnh.
"Nếu không phải vì miếng cơm, ai lại muốn trở thành trò hề trong mắt thiên hạ như vậy? Nếu không nhảy nhót, tôi đến miếng cơm cũng không giữ nổi", cậu nói trong xót xa và bất lực.
Có người từng nói: không có công việc nào là không tủi thân, không có đoạn đường đời nào là không gồ ghề, và cũng chẳng có tương lai nào luôn được định sẵn là sẽ sáng lạn từ đầu tới cuối.
Có lẽ trong những đồng lương mà chúng ta nhận được, nó có bao gồm cả một khoản "phí tủi thân", vì vậy, chịu đựng, vượt qua, kiên cường cứ như vậy mà được tủi thân nuôi lớn.
Những đồng lương mà chúng ta nhận được, nó có bao gồm cả một khoản "phí tủi thân", vì vậy, chịu đựng, vượt qua, kiên cường cứ như vậy mà được tủi thân nuôi lớn.
04
Tàn khốc là có thật, nhưng sự phấn đấu của chúng ta vẫn có ý nghĩa
Tôi từng nghe được một câu nói như này: "Ý nghĩa thực sự của công việc, đó là cái vốn để bạn an thân lập mệnh, là nơi để bạn cho thấy giá trị của bản thân, là thứ giúp bạn có tiền nuôi gia đình, hiếu thuận với ba mẹ, là thứ giúp bạn không sợ hãi lo lắng khi bừng tỉnh giữa đêm khuya."
Đúng là như vậy.
Sống ở đời, ăn uống mặc ở, không có cái gì là không cần tới tiền, còn chúng ta nỗ lực kiếm tiền, chính là vì muốn nuôi nấng, muốn chăm sóc và bảo vệ cho bản thân và người nhà.
Trong một nhà máy gạch ở Sơn Đông, Trung Quốc, có một công nhân bốc vác tên T., chú làm ở đây đã được 20 năm.
Một viên gạch nặng khoảng 1,5kg, mỗi lần chú sẽ bê hơn 10 viên, khoảng hơn 15 cân gì đó.
Mỗi ngày chú làm việc 12 tiếng, trên tay đầy những vết chai sạn, một tháng thay ít nhất 6 đôi bao tay, lương tháng 3000 tệ (khoảng 10 triệu đồng).
Trong suốt 20 năm, chú dựa vào sức mình kiếm tiền, nuôi hai con gái vào được đại học, chỉ cần nghĩ tới con gái là chú như được tiếp thêm sức mạnh, dù vất vả tới đâu cũng không vấn đề.
Thế nào là đồng tiền xương máu? Đây chính là những đồng tiền như vậy.
Chỉ cần nghĩ tới việc phía sau còn người để bản vệ, thì dù có khổ có mệt tới đâu, cũng đều có thể vượt qua.
Tiền là thứ lạnh lùng nhất, nhưng rất nhiều sự ấm áp, lại đều phụ thuộc vào nó, nhờ nó duy trì.
Công việc là một chuyện rất mệt mỏi, nhưng rất nhiều tôn nghiêm đều nhờ nó đem lại.
Mỗi ngày chú làm việc 12 tiếng, trên tay đầy những vết chai sạn, một tháng thay ít nhất 6 đôi bao tay
Ở Vũ Hán có một anh shipper, anh nhận được một đơn hàng đặc biệt là đi lấy bánh gato cho khách hàng, nhưng trên bánh lại viết dòng chữ: tặng cho anh shipper.
Trùng hợp là hôm đó chính là sinh nhật của anh, bản thân anh rất bất ngờ, còn nhờ người bán bánh gọi điện thoại xác nhận lại với khách hàng, vốn dĩ anh muốn ngày hôm đó cố thêm vài đơn hàng, chứ không hề có ý định ăn mừng sinh nhật. Mọi chuyện xảy đến quá bất ngờ.
Anh shipper cầm lấy chiếc bánh ngồi bên lề đường, vừa ăn vừa lau nước mắt.
Anh shipper cầm lấy chiếc bánh ngồi bên lề đường, vừa ăn vừa lau nước mắt.
Thanh niên cứu hỏa trẻ tuổi sau khi cứu hỏa thành công, ngồi bên lề đường ăn chiếc bánh bao chay, uống ngụm nước lọc mà vui vẻ giống như đang được ăn buffett.
Bác công nhân dọn vệ sinh và chồng cầm que phát sáng, nhảy lên vui vẻ ngoài phố trong giờ nghỉ giải lao ngắn ngủi, giây phút đó, họ như được quay trở lại với thời niên thiếu của mình, vừa vô lo, vừa hạnh phúc.
Sinh tồn là một hành trình vừa dài vừa chậm rãi, giữa đường nhất định sẽ có những thất vọng, khó khăn, mơ hồ, mệt mỏi, tủi thân…
Nhưng hãy luôn tin rằng, cuộc sống trước giờ không bao giờ phụ lòng người nỗ lực, trời nhất định sẽ sáng, đường đi sẽ ngày càng rộng rãi, không từ bỏ, bạn sẽ ngày một tới gần hơn với đích đến tươi sáng mà mình hằng mong ước.
Có người nói:
Con người không thể lúc nào cũng sống thật quang minh chính đại, vốn dĩ muốn ngẩng cao đầu ưỡn ngực tiến về phía trước, nhưng lại không biết bùn đã bám đầy lên người mình từ lúc nào.
Nhưng, ngay cả như vậy mà vẫn có thể kiên cường bước tiếp, vậy thì sẽ có một ngày bùn sẽ khô lại và tự bong ra khỏi người bạn.
Bạn vì kiếm tiền mà đầu bù mặt lấm, bộ dạng đó có thể rất xấu hổ, nhưng vậy thì đã làm sao, trong quá trình hết mình chạy về phía trước, bạn sớm đã đã trở thành que phát sáng trong đám đông.