Cao tốc nghìn tỷ về đích sớm 2 năm, xác lập kỷ lục Việt Nam sẽ áp dụng công nghệ phức tạp hàng đầu thế giới mà do người Việt làm chủ

26/11/2024 18:15 PM | Địa phương

Một công nghệ phức tạp sẽ được ứng dụng tại nhiều tuyến cao tốc tại Việt Nam.

Cao tốc nghìn tỷ về đích sớm 2 năm, xác lập kỷ lục Việt Nam sẽ áp dụng công nghệ phức tạp hàng đầu thế giới mà do người Việt làm chủ- Ảnh 1.

Dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ giai đoạn 1 kết nối với Cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây được khởi công vào ngày 1/2/2021; có tổng chiều dài tuyến là 40,2km, trong đó địa phận tỉnh Tuyên Quang là 11,3km; địa phận Phú Thọ là 28,9km; tổng mức đầu tư 3.253 tỷ đồng.

Đáng chú ý, sau gần 3 năm triển khai, dự án khánh thành ngày 24/12/2023, đạt kỷ lục hoàn thành sớm hơn 2 năm so với kế hoạch. Đây cũng là tuyến cao tốc đầu tiên trên cả nước được giao cho Ban Quản lý dự án cấp tỉnh (Tuyên Quang) làm chủ đầu tư.

Việc hoàn thành dự án từng bước đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 2; rút ngắn thời gian di chuyển, kết nối giữa tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ với Thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác của đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thành đồng bộ hệ thống giám sát, điều hành giao thông thông minh (ITS) trước khi đưa cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 vào khai thác. Theo đó, thuộc cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ thuộc tuyến Cao tốc Bắc - Nam phía Tây cũng sẽ sớm đc tích hợp, đồng bộ hệ thống giao thông thông minh này.

Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport System - ITS) là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ điện tử, tin học, viễn thông… vào công tác tổ chức quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải một cách hiệu quả...

Hệ thống giao thông thông minh cung cấp thông tin theo thời gian thực và giải pháp điều khiển giao thông linh hoạt bảo đảm trật tự, An toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo vệ môi trường. ITS là yếu tố then chốt tạo nên hệ thống giao thông bền vững.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, hệ thống giao thông thông minh ITS đã trở nên phổ biến trên thế giới nhưng rất phức tạp đòi hỏi công nghệ tối tân, đồng bộ. Nếu rời rạc thì thông tin chỉ hình thành trong nội tuyến, một thông tin ở tuyến này không thể báo sang tuyến khác và người đi đường của tuyến khác.

Về cơ bản, ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông tin viễn thông. Từ đó, ITS phục vụ cho việc quản lý, vận hành, khai thác và lưu thông được tối ưu nhất trên các tuyến đườg.

Việt Nam đã rất nỗ lực nghiên cứu để có thể tự triển khai công nghệ thông minh này. Hiện nay, cả nước mới chỉ có 8/34 tuyến cao tốc được đầu tư lắp đặt hệ thống ITS. Tính đến nay, tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo vừa được khánh thành vào ngày 28/4/2024, là dự án đầu tiên trên tuyến cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 có hệ thống ITS hiện đại tích hợp cả phần đường và hầm Núi Vung.

Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một trong ba dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Dự án có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Liên danh nhà đầu tư là Tập đoàn Đèo Cả, Công ty Xây dựng Đèo Cả và Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng 194. Trên tuyến có 4 trạm thu phí gồm Cam Thịnh, Du Long, Phan Rang và nút giao Vĩnh Hảo.

Đáng chú ý, việc triển khai hệ thống ITS tại dự án đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo không chỉ là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa hệ thống giao thông của Việt Nam mà còn là hình mẫu cho các dự án tương lai.

Theo Minh Tiến

Cùng chuyên mục
XEM