Cánh đàn ông chưa vợ chắc hẳn sẽ rất lo lắng trước những thông tin này

29/06/2016 20:03 PM | Sống

Nghiên cứu của trường đại học quốc gia Singapore cho thấy tỷ lệ nữ giới độc thân trên 30 tuổi tại hàng loạt các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Singapire hay Hong Kong đã tăng ít nhất 20 điểm phần trăm.

Cách đây 20 năm, việc lập gia đình có lẽ là một trong những chuyện trọng đại nhất của nền văn hóa Châu Á. Thậm chí, việc lập gia đình đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống kinh tế của khu vực này.

Theo lời Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, đồng thời là một người luôn ủng hộ cho các giá trị văn hóa truyền thống Châu Á, thì văn hóa gia đình truyền thống Châu Á sẽ khuyến khích việc tiết kiệm, học hành chăm chỉ, hoãn hưởng thụ và lo nghĩ cho tương tai.

Trước đây, những cuộc ly hôn không được phổ biến tại Châu Á trong khi điều này lại khá bình thường ở Phương Tây. Khoảng 50% những cuộc hôn nhân tại Phương Tây cuối cùng cũng kết thúc trong ly hôn và khoảng 1/2 số trẻ em sinh ra là ngoài giá thú.

Tại Nhật bản vào năm 2007, tỷ lệ trẻ em sinh ngoài giá thú chỉ chiếm khoảng 2%, trong khi tỷ lệ này là 55% ở Thụy Điển và 66% ở Iceland vào năm 2008.

Việc sống chung không kết hôn cũng rất hiếm tại Châu Á thời kỳ đó khi Đông Á và Đông Nam Á có tỷ lệ sống chung chưa kết hôn hầu như rất thấp.

Theo khảo sát trong khoảng 1987-2002, chỉ có khoảng 1-7% số phụ nữ Nhật Bản cho biết họ đang sống chung với người tình mà chưa kết hôn. Trong khi đó hơn 50% số cặp đôi từ 18-49 tuổi đã sống thử với nhau trước khi kết hôn theo khảo sát năm 2002.

Kết hôn muộn là xu thế?

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi nhanh chóng ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á dù truyền thống của mỗi vùng là có sự khác biệt. Nguyên nhân chủ yếu là sự du nhập của văn hóa Phương Tây vào nửa cuối thế kỷ 20. Dù ly hôn vẫn còn chưa phổ biến tại nhiều quốc gia nhưng giưới trẻ Châu Á đang ngày càng lập gia đình muộn hơn.

Hiện số tuổi lập gia đình của các bạn trẻ đang ngày càng tăng trên toàn thế giới, nhưng khu vực Châu Á là tăng mạnh nhất. Thậm chí tại một số khu vực, số tuổi lập gia đình còn cao hơn cá các nước Phương Tây.

Tại một số nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc hay Hong Kong, độ tuổi lập gia đình đã tăng mạnh, với phụ nữ là 29-30 tuổi trong khi nam giới là 31-33 tuổi. Trong khi đó, độ tuổi lập gia đình bình quân tại Mỹ ở nữ giới là 26 tuổi và năm giới là 28 tuổi.

Thậm chí, nhiều người tại Châu Á không lập gia đình và có khả năng phải sống độc thân suốt đời. Tại Nhật Bản, khoảng 1/3 số phụ nữ trên 30 tuổi chưa kết hôn và nhiều khả năng 50% trong số họ sẽ phải cô độc cả đời.

Khảo sát năm 2010 tại Đài Loan cho thấy có khoảng 37% số phụ nữ từ 30-34 tuổi đang độc thân và 21% số nữ giới từ 35-39 tuổi chưa kết hôn.

Nếu nhìn vào một số quốc gia khác, tỷ lệ độc thân cũng ở mức đáng báo động. Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, khoảng 20% số nữ giới trong độ tuổi 40-44 là độc thân, ở Tokyo là 21% và Singapore là 27%.

Trong khi đó, tỷ lệ độc thân trên 30 tuổi tại Anh và Mỹ chỉ chiếm 13-15%.

Đây là tình hình đáng báo động bởi phụ nữ bước qua tuổi 40 tại Châu Á thường sẽ sống độc thân hoặc không sinh con nữa.

Rõ ràng, xu thế độc thân đang ngày càng lan rộng tại Châu Á. Cách đây 30 năm, chỉ có khoảng 2% phụ nữ qua tuổi lấy chống sống độc thân tại khu vực này, nhưng tỷ lệ này đang ngày một tăng.

Nghiên cứu của trường đại học quốc gia Singapore cho thấy tỷ lệ nữ giới độc thân trên 30 tuổi tại hàng loạt các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Singapire hay Hong Kong đã tăng ít nhất 20 điểm phần trăm.

Tại Thái Lan, tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi không kết hôn đã tăng từ 7% năm 1980 lên 12% năm 2000.

May mắn thay, xu thế này vẫn chưa quá nghiêm trọng tại 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo đà tăng trưởng nóng của kinh tế cũng như văn hóa trọng nam giới và dịch vụ phá thai ngày càng dễ dàng sẽ khiến truyền thống hôn nhân tại đây chịu ảnh hưởng.

Ly hôn giờ là chuyện thường

Văn hóa truyền thống thường khiến cha mẹ hoặc các bậc trưởng bối chọn bạn đời cho con cái họ, đặc biệt là với phụ nữ. Điều này khiến các cuộc hôn nhân không mấy suôn sẻ khi hai người bạn đời không được tìm hiểu kỹ và không thực sự hợp nhau trước khi kết hôn.

Tình trạng này đã tồn tại qua nhiều năm, nhưng với sự tự do và cởi mở ngày càng nhiều như hiện nay, phụ nữ ngày càng chủ động trong vấn đề ly hon và cũng độc lập hơn trong quan điểm hôn nhân.

Vào giữa thập niên 2000, tỷ lệ ly hôn tại Hong Kong và Nhật Bản bình quân mỗi 1.000 gia đình là 2,5 còn tại Châu Á là 2. Tỷ lệ này không quá thấp so với mức 3,7 ở Mỹ; 3,4 ở Anh; 3,1 ở Pháp và 2,8 ở Đức.

Thêm nữa, tỷ lệ ly hôn tại Châu Á cũng đang tăng nhanh. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này đã tăng từ 1/1000 thập niên 80 lên 2/1000 thập niên 2000.

Độc thân mới sướng

Ngày nay, phụ nữ không muốn kết hôn sớm bởi điều này có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của họ. Theo truyền thống văn hóa Châu Á, phụ nữ thường phải chăm sóc con cái, gia đình và thậm chí là bố mẹ già. Trong khi đó, áp lực công việc của họ ở công ty không hề giảm so với nam giới.

Đây là một đặc điểm khá khắc biệt so với Phương Tây khi người phụ nữ Châu Á phải chịu quá nhiều gánh nặng khi kết hôn. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy bình quân mỗi người phụ nữ phải làm việc 40 giờ mỗi tuần tại công ty và 30 giờ cho việc nhà. Trái ngược lại, nam giưới Nhật Bản chỉ làm 3 tiếng việc nhà mỗi tuần.

Tồi tệ hơn, việc nhiều phụ nữ cảm thấy khó khăn khi quay lại công việc sau khi sinh càng khiến quan điểm kết hôn muộn trở nên thịnh hành trong nữ giới ngày nay.

Nhiều khảo sát cho thầy ngày càng có ít phụ nữ Nhật Bản cảm thấy hài lòng về cuộc hôn nhân của mình so với cánh đàn ông.

Bên cạnh đó, thị trường lao động đang ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn với phụ nữ khiến họ buộc phải lựa chọn giữa sự nghiệp và hôn nhân. Tại Đông Á, khoảng 2/3 số phụ nữ đã có việc làm và đây là một tỷ lệ cao bất thường. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ phụ nữ trên 20 tuổi có việc làm thậm chí đạt tới 59,2%, cao hơn cả năm giới là 58,5%.

Thêm nữa, trình độ giáo dục được nâng cao cũng khiến tỷ lệ muốn kết hôn đi xuống bởi phụ nữ Châu Á có học vấn cao thường muốn kết hôn muộn hoặc thậm chí sống độc thâm để theo đuổi sự nghiệp riêng.

Trong 30 năm qua, khoảng cách về trình độ giữa nam giới và phụ nữ đã được thu hẹp dần. Hiện nữ giới và năm giới đều có cơ hội ngang nhau khi muốn theo đuổi bằng cấp ở trình độ cao hơn. Ví dụ tài Hàn Quốc, khoảng 50% số bằng thạc sỹ được cấp cho nữ giới.

Tại Thái Lan, khoảng 1/8 số phụ nữ trên 40 tuổi bỏ học từ năm 18 tuổi là chưa kết hôn, nhưng tỷ lệ này là 1/5 đối với những nữ giới đã tốt nghiệp đại học.

Khảo sát năm 2003 tại Bắc Kinh cũng cho thấy 50% nữ giới có thu nhập từ 600-1.800 USD mỗi tháng là chưa kết hôn. Lý do chính họ đưa ra là vì đã tự chủ được tài chính nên không quá cần thiết để lập gia đình.

Không kết hôn, không cần chăm con

Thời nay, người phụ nữ đã được giải phóng hơn nhiều so với trước đây và đây là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, yếu tố này cũng gây nên những bất ổn trong xã hội.

Với nhiều lựa chọn hơn trong sự nghiệp cũng như đời sống được nâng cao, phụ nữ ngày nay dần không còn muốn bị bó buộc trong gia đình. Đặc biệt việc sinh con khiến họ bị ảnh hưởng về tâm lý, thể chất và công việc khiến nữ giới ngày nay ít sinh đẻ hơn.

Tỷ suất sinh bình quân (TFR- số trẻ em bình quân mà một người phụ nữ có khả năng sinh sản một cách khỏe mạnh trong vòng đời) tại Đông Á đã giảm mạnh từ 5,3 vào thập niên 60 xuống 1,6 hiện nay.

Phụ nữ giờ là của hiếm

Một nguyên nhân nữa khiến tình trạng lập gia đình tại Châu Á ngày càng khó khăn là chênh lệch về giới tính. Văn hóa trọng năm khinh nữ hiện vẫn còn hiện hữu tại nhiều khu vực và với khả năng dự đoán giới tính thai nhi cũng như dịch vụ não phá thai phổ biến, tình trạng mất cân bằng giới tính đang ngày càng nghiêm trọng.

Theo dự đoán, số nam giới tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt nữ giới khoảng 60 triệu người vào năm 2050. Như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều nam giới gặp khó khă trong việc tìm kiếm bạn đời.

Khảo sát năm 2010 tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ nam nữ tại nước này đạt 118 nam/ 100 nữ, trong khi ở Ấn Độ là 109/100.

Nghiên cứu của đại học Pennsylvania và Harvard cho thấy đến năm 2030, khoảng 8% đàn ông Trung Quốc trên 25 tuổi sẽ không thể lấy vợ do mất cân bằng giới tính. Tỷ lệ này sẽ đạt 10-15% vào năm 2050.

Hôn nhân xuyên biên giới

Việc khó lập gia đình ờ giới trẻ, đặc biệt là đối với nam giới đã dẫn đến nhiều hệ quả trong xã hội. Tệ nạn hiếp dâm ở Ấn Độ đang ngày một đáng báo động thời gian gần đây khi nam giới ở nước này khó tìm được bạn đời như ý.

Trong khi đó, những nước như Trung Quốc, Hàn Quốc lại thịnh hành việc “mua” bạn đời từ những nước kém phát triển hơn, nơi phụ nữ muốn cưới chồng giàu để có cuộc sống khả giả hơn ở nước khác.

Theo một nghiên cứu của trường đại học Amsterdam, khoảng 27% cuộc hôn nhân của Đài Loan năm 2002 có liên quan đến phụ nữ nước ngoài và 1/8 số trẻ sơ sinh tại đây là con lai.

Tại Hàn Quốc, khoảng 1/7 số hôn nhân năm 2005 là giữa người Hàn Quốc với một người Châu Á nước khác. Tỷ lệ này ở các vùng nông thôn Hàn Quốc thậm chí cao hơn với 44% theo khảo sát năm 2009.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM