Càng là những người có bản lĩnh, khi giao tiếp càng biết dùng bí quyết này để lung lạc lòng người

11/06/2019 15:47 PM | Sống

Mọi người khi giao tiếp, qua lại với nhau, chỉ khi lợi ích và nhu cầu là như nhau thì họ mới có được sự đồng cảm với nhau.

Khổng Tử nói: "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc thuyết hô!" (có nghĩa là có bạn từ xa đến chơi, chẳng phải là một chuyện rất đáng để vui mừng ư!). Những người bạn thực sự là những người luôn thành thật với nhau. Trong cuốn "Kinh dịch" cũng nói: "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương trợ. Thủy lưu thấp, hỏa tự can, vân tòng long, phong tòng hổ". Câu này có nghĩa là gì? Có nghĩa là mọi người khi giao tiếp, qua lại với nhau, chỉ khi lợi ích và nhu cầu là như nhau thì họ mới có được sự đồng cảm với nhau.

Con người, vì sao lại thích ở bên những người có chung sở thích với mình? Đó là bởi vì trong tâm lý của mọi người, chỉ những người có quan điểm giống nhau mới có thể thực sự hiểu nhau, đến được với nhau. Bất kể là đến với nhau vì lý do gì, thì chúng ta cũng đều đang đấu tranh để cùng vươn tới một mục tiêu.

Càng là những người có bản lĩnh, khi giao tiếp càng biết dùng bí quyết này để lung lạc lòng người - Ảnh 1.

Vì vậy, nếu muốn giữ chân hay đơn giản là giành được cảm tình từ những người bên cạnh hoặc những người sắp tới bạn có thể quen biết, bạn cần phải đem lại cho họ những lợi ích thực tế, bắt đầu từ việc mưu cầu lợi ích từ cả hai phía rồi sau đó đi tìm những điểm chung.

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: "Không có người bạn vĩnh cửu, chỉ có lợi ích vĩnh cửu" hay "Thiên hạ hi hi giai vi lợi lai, thiên hạ nhưỡng nhưỡng giai vị lợi vãng" (ai ai cũng đổ xô vì lợi ích của chính mình, vội vã vì lợi ích của chính mình), "Người không vì mình, trời tru đất diệt". Những câu nói này nhắc nhở chúng ta rằng mối quan hệ hoàn toàn dựa trên "đạo nghĩa" là rất hiếm, đặc biệt là trong một xã hội vật chất ngày nay, mọi thứ đều nhìn tiền bạc, mọi thứ đều nhìn lợi ích, dù sao thì điều này căn bản cũng không hề sai.

Bởi vậy mới nói, trong quá trình lung lạc lòng người (giành lấy tình cảm của mọi người), ngoài việc biết "chia bánh" ra thì bạn còn cần phải có những lợi ích đặc biệt để cho người khác thấy bạn không phải đang "chém gió" mà chỉ cần họ ở cạnh bạn, họ hoàn toàn có thể nhìn thấy được hi vọng. Lưu Bị cả nửa cuộc đời sống kiểu "lang bạt kỳ hồ, đầu đường xó chợ", không tìm được một nơi có thể "hạ cánh", nhưng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân hay Gia Cát Lượng vẫn bằng lòng đi theo đó là bởi ngoài đạo nghĩa ra thì vẫn có liên quan tới vấn đề lợi ích. 

Từ đầu đến cuối, Lưu Bị luôn là người "có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chịu", chứ không phải là kiểu hơi phất lên được một chút là quên hết tình nghĩa huynh đệ. Vì vậy, hầu hết các tướng dưới trướng của Lưu Bị đều có thể dùng cả đời để ủng hộ, bảo vệ Lưu hoàng thúc thành lập Thục Quốc, đây là điều rất đáng để áp dụng ở nơi làm việc hiện nay.

Càng là những người có bản lĩnh, khi giao tiếp càng biết dùng bí quyết này để lung lạc lòng người - Ảnh 2.

Ai cũng nói: dưới trướng tướng mạnh không có binh yếu, để có thể chiếm được cảm tình của mọi người, bạn cũng cần phải không ngừng tiến bộ, theo kịp thời đại, thay vì tự giới hạn bản thân. Đã từng có nhiều người làm rất tốt ngay từ đầu, nhưng một khi đã đạt được điều gì đó, họ liền khép mình lại và tự tách mình ra khỏi những người đồng hành tốt nhất của mình, để rồi đến cuối cùng sự nghiệp tiêu tan. 

Hồng Tú Toàn, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc chống lại triều đình Mãn Thanh, Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho điều này. Trong những năm đầu tiên, mọi người cùng nhau tiến bộ, nhưng sau khi chiến thắng, họ bắt đầu tận hưởng những ngày tháng ăn chơi hưởng lạc, rồi nảy sinh sự nghi ngờ lẫn nhau, để rồi kết quả cuối cùng là giang sơn mà họ vất vả gầy dựng cũng theo đó mà sụp đổ.

Do đó, muốn giành được cảm tình của mọi người, chúng ta không chỉ phải học cách ràng buộc lợi ích của mình với lợi ích của mọi người, mà còn cần bắt kịp thời đại và duy trì trạng thái tiến bộ, thay đổi liên tục để đi từ thành công này tới thành công khác.

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM