Cán bộ tuyển sinh ĐH Quy Nhơn hỏi giờ trưa có cần nghỉ ngơi không? Câu trả lời bất ngờ từ góc độ kinh tế
Một học sinh nhắn hỏi nhân viên tuyển sinh vào giờ trưa. Nhân viên ấy đáp lại "Em không nghĩ giờ này các thầy cô cần nghỉ ngơi à?"
Mới đây, dư luận xôn xao vì vụ việc một học sinh cần được giải đáp về vấn đề tuyển sinh đại học năm nay với trường Đại học Quy Nhơn. Tin nhắn được gửi tới fanpage tuyển sinh của trường vào giờ nghỉ trưa, và một người trong đội ngũ tuyển sinh của trường này đã phản hồi học sinh như trên. Mặc dù học sinh trên đã xin lỗi vì "đang loay hoay không để ý thời gian", nhưng em này vẫn tiếp tục nhận được những lời công kích khá nặng nề từ phía người trực page.
Sau vụ việc, Đại học Quy Nhơn đã đăng tải thư xin lỗi, thừa nhận đó là "sai sót" và "phản hồi không thích hợp". Đại diện trường cũng cho biết, ban lãnh đạo đã họp để chấn chỉnh ngay đối với những lùm xùm không đáng có nói trên.
Xét về một khía cạnh của vụ việc: Ngủ trưa cần hay không cần, các chuyên gia kinh tế đã có những lý giải khá bất ngờ. Theo đó, việc không ngủ trưa không những không làm tăng năng suất hay hiệu quả công việc, mà thậm chí còn ngược lại.
Theo truyền thống, ngủ trưa hay nghỉ trưa là hoạt động quen thuộc của đa số người dân Việt Nam. Đến 12h trưa, nhiều văn phòng tắt đèn. Nhân viên bắt đầu nhắm mắt nghỉ ngơi trong 15-30 phút, trước khi bắt đầu ca làm việc buổi chiều.
Văn hoá ngủ trưa khá phổ biến ở một số nước, trong đó có Việt Nam. Tại Trung Quốc, người lao động trong chu kỳ làm việc kéo dài 12 giờ (hoặc hơn) được khuyến khích nghỉ trưa hàng ngày, thường kéo dài không quá 30 phút. “Giấc ngủ trưa” cũng là một truyền thống quen thuộc ở nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, từ lâu đã ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày, khuyến khích các doanh nghiệp đóng cửa vào buổi chiều và mở cửa trở lại vào buổi tối. Các xu hướng tương tự có thể được chứng kiến trong các nền văn hóa Ý, Hy Lạp, Ấn Độ và Philippines.
Thậm chí ở một số vùng của Tây Ban Nha, ngày làm việc có một khoảng thời gian giữa trưa khi người lao động được dành cho ăn trưa và chợp mắt - tổng cộng khoảng ba giờ nghỉ giải lao - trước khi trở lại làm việc cho đến khoảng 8 giờ tối.
Người Mỹ nổi tiếng là một trong những nhóm người thiếu ngủ nhất trên thế giới. Thực tế này xảy ra một phần do thời gian làm việc dày đặc, thói quen ngủ kém và quan niệm phổ biến rằng lối sống hối hả sẽ dẫn đến thành công lớn hơn.
Hơn nữa, trong khi văn hóa Trung Quốc hay Việt Nam không để tâm một giấc ngủ ngắn việc riêng tư, người Mỹ lại không thích việc ngủ ở nơi công cộng. Điều này có thể nhìn nhận khi nhiều cha mẹ ở các xã hội phương Tây có phòng và chỗ ngủ riêng cho con của họ. Trong khi những đứa trẻ được sinh ra ở những nơi khác, nơi có ngủ trưa, thường ngủ cùng giường với cha mẹ của chúng.
Mỹ thiệt hại hàng chục tỷ USD vì mất năng suất do kiệt sức
Theo một báo cáo khoa học đăng trên tạp chí Sleep, do các chuyên gia của ĐH Y khoa Harvard tiến hành, cách tiếp cận giấc ngủ của người Mỹ dẫn đến thiệt hại kinh tế nặng nề. Cụ thể, những người lao động ngủ gật trong công việc hoặc mệt mỏi đến mức không đủ sức lực đang làm mất một số tiền đáng kể cho người sử dụng lao động và rộng hơn là nền kinh tế. Cùng với tình trạng kiệt sức hàng ngày, Mỹ thiệt hại 63,2 tỷ USD mỗi năm do mất năng suất.
Đồng thời, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những giấc ngủ ngắn kéo dài 20-30 phút có thể tăng hiệu suất công việc lên tới 34% bằng cách tăng cường chú ý đến chi tiết, giảm căng thẳng và tăng khả năng nhận thức.
Tương tự, trong số ra tháng 11 năm 2015 của tạp chí Personality and Individual Differences (Tính cách và Sự khác biệt của Cá nhân) nêu bật nghiên cứu từ Đại học Michigan cho thấy những người ngủ trưa ít thường bốc đồng hơn những người không ngủ trưa và chịu đựng nhiều sự thất vọng hơn.
Còn trong một báo cáo khoa học, dẫn đầu bởi nhóm nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts, được đăng hồi năm 2021 chỉ ra tác động tích cực của những giấc ngủ ngắn là một phát hiện quan trọng. Nó rất quan trọng vì vào buổi chiều năng suất làm việc có thể kém hơn nên giấc ngủ trưa thật sự cần thiết.
Giấc ngủ ngắn mang lại cho người lao động những lợi ích mà giấc ngủ ban đêm không có được. Các công ty lớn bắt đầu nhận ra điều này, các nhà tuyển dụng như Google và Nike đã áp dụng chính sách ngủ trưa.