Cải tạo nhà cũ nát để làm nơi tổ chức hôn lễ 50 người và cái kết ngoài sức tưởng tượng!
Cô dâu chú rể đã có một đám cưới trong mơ thật sự khiến bất cứ ai cũng phải xuýt xoa!
Nhiều người cứ tìm kiếm các địa điểm xa hoa, hoành tráng mà không biết rằng có những nơi thân quen có thể trở thành sảnh cưới tuyệt vời.
Các cặp đôi hoang mang trong chuyện chọn địa điểm cưới bởi có hàng loạt chỗ để tổ chức. Tuy nhiên, để lựa ra nơi phù hợp và có ý nghĩa thì chẳng dễ dàng chút nào.
Một cặp đôi ngay từ đầu khi chuẩn bị hôn lễ đã chọn ngay nhà cũ để làm nơi kết hôn. Đôi vợ chồng này đều là nhà thiết kế thời trang. Họ thích thủ công, thêu thùa thích thiên nhiên. Bởi vậy, họ nghĩ rằng nhà cũ chính là nơi hòa hợp với thiên nhiên nhất và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt cho ngày vui của mình.
Cô dâu chia sẻ: "Muốn kết hôn nơi anh ấy đã lớn lên".
Chú rể đáp lại: "Anh sẽ luôn ủng hộ em với mọi ước mơ và em muốn".
Vì cần có bước cải tạo nhà và sân nên họ đã lên kế hoạch cùng một bên chuyên thiết kế tiệc cưới để tất cả được chỉn chu, trọn vẹn và có gu nhất.
Bước đầu tiên: Lên kế hoạch và cải tạo không gian cưới
Trước khi bắt tay vào làm việc, cô dâu chú rể cùng bên tổ chức đã đi khảo sát địa điểm. Đó là vào một buổi trưa hè, cả hành trình nhàn nhã và thoải mái, tiếng gà mổ thóc, tiếng trẻ con nói chuyện vui vẻ, gió thoảng đìu hiu, nắng vương trên từng mái nhà.
Những bức tường và đồ đạc trong căn nhà tưởng như tồi tàn lại khiến cho các nhà thiết kế tiệc cưới sáng mắt. Họ quyết định sử dụng bàn ghế và vật dụng cũ trong nhà chú rể để trang trí tiệc cưới 50 người đặc sắc nhất.
"Chúng tôi quá quen với việc này, xây dựng một kiến trúc hoàn toàn mới trên địa điểm cũ, sự hài hòa giữa thiết kế và chính địa điểm đó thường bị bỏ boa nhưng vẻ đẹp là không giới hạn", phía tổ chức chia sẻ.
Họ sẽ không bỏ bất cứ thứ gì mà tận dụng những vật có sẵn trong nhà để tạo nên không gian gần gũi, đặc biệt nhất.
Bước thứ 2: Làm nên sự quen thuộc trong trang trí
Các cặp đôi kết hôn phải chịu nhiều áp lực trong đám cưới mà 80% khách mời là người lớn tuổi. Bởi vậy, bên tổ chức kiểm soát những chi tiết để làm sao tạo cảm giác quen thuộc cho một lễ cưới.
Theo yêu cầu của cha mẹ, họ cắm thêm hoa màu đỏ và màu hồng cùng các loại hoa như lan hồ điệp trắng, cọ hồng, lily mềm và dạ yến thảo để tăng thêm kết cấu, tạo cảm giác hoang vu núi rừng. Hoa được sử dụng vô cùng nhiều trong đám cưới này. Tuy nhiên, không phải phong cách cắm hoa chỉn chu. Hoa ở đây được sử dụng và cắm không theo quy luật để tạo nên sự tự nhiên cao nhất.
Những tấm ảnh cũ được treo lên trong không gian vườn nhà, tất cả tạo nên sự hòa hợp dễ chịu. Ở cổng dán chữ Hỷ và thông báo lễ cưới để tạo cảm giác xưa cũ, truyền thống.
Giai đoạn 3: Bắt đầu và tận hưởng tiệc cưới
Ngày xưa, cô dâu và chú rể quen nhau trong một buổi biểu diễn thời trang, bởi vậy đám cưới này cũng có nhiều thứ liên quan đến thời trang.
Khu vực hành lễ được treo một tấm len được chính tay cô dâu dệt bằng tay. Khu vực bên ngoài cũng có nhiều vị trí treo bằng len, hoa từ bông để tạo cảm giác ấm áp. Cô dâu chú rể lựa chọn trang phục khá cổ điển và ấn tượng. Cô dâu dùng mũ đội đầu, đeo găng tay để phù hợp với không gian tiệc cưới mang màu sắc hoài cổ, vintage thật sự.
Cô dâu chú rể cùng nhau bước vào lễ đường trong sự chứng kiến của đông đảo bạn bè hai bên cùng cha mẹ. Họ trao cho nhau nụ hôn ấm áp tại nơi mà chú rể từng sinh ra và sống nhiều năm cuộc đời.
Tổ chức đám cưới tại căn nhà cũ thực sự là một cảm giác vi diệu. Một nơi tưởng như không đủ độ sang trọng, ấm áp lại có thể trở nên hoàn hảo trong ngày vui của cặp đôi nhân vật chính. Và có lẽ, đến cuối cùng, điều khiến cho họ hạnh phúc nhất chính là nụ cười của cha mẹ.
Không phải sảnh tiệc khách sạn xa hoa, không phải đám cưới cho những người đến và đi vội vã. Họ đã có một hôn lễ tại nơi gắn bó nhiều năm với chú rể cùng cái kết tuyệt vời mà chẳng phải ai cũng bắt chước nổi.