Cách tính thuế TNCN năm 2022 có gì thay đổi?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách nhà nước. Sang năm 2022, cách tính thuế có thay đổi hay không?
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được chia thành 2 đối tượng khác nhau, gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Trong đó, cá nhân cư trú lại được chia thành 2 trường hợp, đó là cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, và cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Tuy nhiên, mỗi đối tượng đều có cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau, đặc biệt chỉ có cá nhân cư trú mới được tính giảm trừ gia cảnh .
Theo đó, cá nhân cư trú là cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo 1 trong 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp 2: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 1 ngày.
Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công
Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:
- Công thức tính thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
* Thu nhập tính thuế:
(1) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Trong đó: (2) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được thu nhập tính thuế cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính tổng thu nhập
Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)
Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công gồm:
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (2)
Bước 4: Tính các khoản giảm trừ
- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
- Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (1)
Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp thì người nộp thuế áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần hoặc phương pháp tính thuế rút gọn.
* Thuế suất:
Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:
Khi biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, sẽ có 2 phương pháp tính thuế để tính được số thuế phải nộp:
Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến (tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại).
Phương pháp 2: Phương pháp rút gọn
Đây là phương pháp tính được số thuế phải nộp đơn giản hơn, phương pháp rút gọn được nêu rõ trong bảng sau:
Ví dụ, tháng 12/2021, bà T có thu nhập từ tiền lương, phụ cấp là 30 triệu đồng. Bà T phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Được biết bà T có 01 người phụ thuộc, trong tháng 12 không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Khi đó, thuế thu nhập tạm nộp của bà T được tính theo phương pháp rút gọn như sau:
Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của bà T là 30 triệu đồng.
Bước 2: Tính các khoản giảm trừ
Bà T được giảm trừ các khoản sau:
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.
- Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 30 triệu đồng × 10,5% = 3,15 triệu đồng.
Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 4,4 3,15 = 18,55 triệu đồng
Bước 3: Tính thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế của bà T là: 30 - 18,55 = 11,45 triệu đồng
Bước 4: Tính số thuế thu nhập phải nộp
Thu nhập tính thuế trong tháng là 11,45 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 3. Số thuế phải nộp như sau: 11,45 × 15% - 0,75 trđ = 967.500 đồng
Như vậy, số thuế bà T tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 12/2021 là 967.500 đồng.
Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
Thu nhập trên đây là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:
- Các đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
- Thu nhập được miễn thuế thu nhập.
- Các khoản không tính thuế thu nhập như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…
Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên, thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).
Nói cách khác, cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công mỗi lần nhận từ 2 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả