Cách người Trung Quốc đối phó với giá xăng tăng 10 lần

15/07/2022 15:15 PM | Xã hội

"Nếu chúng tôi không kiếm được tiền thì buộc phải cắt giảm chi tiêu thôi", cô Luo cho biết sau khi giá xăng tại Bắc Kinh tăng từ 7,59 Nhân dân tệ/lít vào tháng 12/2021 lên 9,95 Nhân dân tệ/lít vào tháng 7/2022.

Theo tờ SCMP, cô Luo Yan sống tại thủ đô Bắc Kinh-Trung Quốc đã phải cất chiếc xe hơi của mình để chuyển sang xe đạp điện trong bối cảnh giá xăng tăng 10 lần từ đầu năm đến nay.

Trên thực tế, việc phải tốn thêm 150 Nhân dân tệ, tương đương 22 USD cho mỗi lần đỏ xăng so với 6 tháng trước đây chẳng bõ bèn gì so với một người làm nghề tổ chức sự kiện như cô Luo. Tuy nhiên đó là chuyện của trước đại dịch, còn bây giờ với việc Trung Quốc tăng cường giãn cách để đảm bảo "Zero Covid", những người như cô Luo đang phải cắt giảm chi phí do thu nhập hạ.

Cách người Trung Quốc đối phó với giá xăng tăng 10 lần  - Ảnh 1.

"Nếu chúng tôi không kiếm được tiền thì buộc phải cắt giảm chi tiêu thôi", cô Luo cho biết sau khi giá xăng tại Bắc Kinh tăng từ 7,59 Nhân dân tệ/lít vào tháng 12/2021 lên 9,95 Nhân dân tệ/lít vào tháng 7/2022.

Ảnh hưởng lan rộng

Theo hệ thống trợ giá xăng của Trung Quốc được áp đặt từ năm 2013, chi phí dầu thô quốc tế nhập khẩu sẽ được ghi nhận lại mỗi 10 ngày làm việc để đảm bảo giá xăng trong nước có thể bắt kịp phần nào với đà thay đổi quốc tế.

Bởi vậy từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã có 10 lần tăng giá xăng và 2 lần giảm vào tháng 4-6/2022.

Hệ quả tất yếu là những người chạy xe xăng, từ lái xe taxi cho đến chở hàng hay chủ sở hữu ô tô đều đang cả nhận được phần nào nỗi đau mà người dân Phương Tây đang gánh chịu. Tại Mỹ và Châu Âu, người dân đang phải chứng kiến cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất kể từ thập niên 1970 do thiếu nguồn cung dầu khí từ Nga.

Trong khi những người dân như cô Luo chỉ đơn giản là chuyển sang xe đạp điện thì việc tăng giá xăng còn tác động lan rộng với nền kinh tế Trung Quốc. Đầu tiên, hàng loạt những ngành nghề gắn với giá xăng đã chịu tổn thương, ví dụ như mảng vận tải.

Tờ SCMP cho biết rất nhiều hãng vận tải đã phải đóng cửa do không kiếm được lợi nhuận sau mỗi chuyến hàng do chi phí nhiên liệu quá cao.

"Thu nhập của ngành vận tải đã giảm từ 10 Nhân dân tệ trên mỗi km năm 2016 xuống chỉ còn 6-7 Nhân dân tệ kể từ năm 2018 đến nay, thế nhưng với đà tăng giá nhiên liệu và phí cầu đường như hiện nay thì chúng tôi chẳng còn gì nữa", anh Zhang Liang, chủ một hãng vận tải đã buộc phải đóng cửa cho biết.

Cũng theo anh Zhang, bình quân một doanh nghiệp sẽ kiếm được khoảng 21.000 Nhân dân tệ, tương đương 3.100 USD cho mỗi chuyến chở hàng 3.000km giữa Thâm Quyến với Thượng Hải. Thế nhưng sau khi trừ chi phí 9.000 Nhân dân tệ cho xăng dầu, 6.000 Nhân dân tệ phí cầu đường và 5.000 Nhân dân tệ cho lái xe, công ty chỉ còn lãi khoảng 1.000 Nhân dân tệ.

Cách người Trung Quốc đối phó với giá xăng tăng 10 lần  - Ảnh 2.

Giá dầu Brent quốc tế (USD/thùng)

Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đang khiến nhu cầu giảm và giá vận chuyển giờ thậm chí xuống chỉ còn 19.500 Nhân dân tệ.

Nhiều doanh nghiệp vận tải hiện thưởng cho mỗi lái xe 4 Nhân dân tệ trên mỗi lít xăng họ tiết kiệm được, thế nhưng kiểu lái như thế rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Chống lạm phát bằng...than

Một vấn đề nữa khiến nhiều chuyên gia lo lắng là đà tăng lạm phát do giá nhiên liệu đi lên. Xin được nhắc Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới với 513 tấn dầu nhập năm 2021. Tính đến tháng 5/2022, mức giá nhập dầu bình quân của Trung Quốc đã tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước, lên 105 USD/thùng.

Hệ quả là toàn ngành sản xuất, dịch vụ của Trung Quốc chịu ảnh hưởng, từ hóa chất, vận tải cho đến phân bón. Các nhà máy tại đây đã buộc phải tăng giá thêm 6,1% trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước vì giá nhiên liệu tăng.

Dẫu vậy, nhờ chiến lược dự trữ nhu yếu phẩm cũng như kiểm soát vậy tư tốt nên số liệu lạm phát tại Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với các nước Phương Tây. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này ở mức 2,1% vào tháng 5 và tăng nhẹ lên 2,5% vào tháng 6/2022, thấp hơn nhiều so với mức 8,6% tại Mỹ và 8,1% của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone).

Theo chuyên gia phân tích Tian Mao của Everbright Securities International, một nguyên nhân nữa khiến Trung Quốc chống lại được ảnh hưởng của giá dầu là nhờ gia tăng khai thác than, qua đó đảm bảo được an ninh năng lượng thông qua các nhà máy nhiệt điện.

Hiện than chiếm đến 70% nguồn năng lượng được sử dụng tại Trung Quốc, khiến đà tăng giá dầu mỏ và khí đốt không gây ảnh hưởng nặng nề như tại Phương Tây.

Cách người Trung Quốc đối phó với giá xăng tăng 10 lần  - Ảnh 3.

Trung Quốc nhập dầu từ Nga (Tỷ kg-Tỷ USD)

Theo chương trình trợ giá xăng của Trung Quốc hiện nay. Nếu giá dầu vượt 130 USD/thùng hoặc xuống dưới 40 USD/thùng, chính phủ sẽ có biện pháp bổ sung để điều tiết thị trường.

Nhập dầu Nga

Theo tờ SCMP, việc Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn dầu Nga cũng là một yếu tố giúp nước này chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hiện nay. Năm 2021, mặt hàng năng lượng chiếm đến 1/3 tổng kim ngạch thương mại Nga-Trung.

Trong 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập 34 triệu tấn dầu thô Nga, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Vào tháng 5/2022, Nga đã xuất khẩu 8,42 triệu tấn dầu thô sang Trung Quốc và thay thế Ả Rập Xê Út để trở thành nhà cung ứng dầu thô lớn nhất tại đây.

Dẫu vậy việc nhập khẩu dầu Nga chỉ mang tính thời vụ và chính quyền Bắc Kinh đang thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc năng lượng đi 13,5% vào năm 2025. Một trong những biện pháp dài hạn mà Trung Quốc đưa ra là xe điện.

Tổng doanh số bán xe điện năm 2021 đạt 3,52 triệu chiếc. Số liệu của Bộ giao thông vận tải Trung Quốc cho thấy nước này có khoảng 10 triệu xe điện tính đến cuối tháng 6/2022. Tuy nhiên, con số này vẫn quá ít ỏi so với 310 triệu chiếc ô tô chạy xăng đang lưu hành.

*Nguồn: SCMP

Băng Băng

Cùng chuyên mục
XEM