Các Startup muốn cá mập hay bất kỳ nhà đầu tư nào ‘xuống tiền nhanh’ đều không thể chuẩn bị thiếu yếu tố căn bản này
Các startup nên chuẩn bị thật kỹ khi muốn tham gia Shark tank hay đi gặp bất kỳ nhà đầu tư nào. Yếu tố căn bản, bắt buộc là phải có sự tư vấn về luật và về tài chính.
"Những gì chúng ta thấy trên truyền hình đó là 15 phút cho 1 startup, nhưng những gì ở ngoài trường quay kéo dài rất dài", doanh nhân trẻ Lê Đăng Khoa bật mí về những gì diễn ra sau chương trình Shark Tank tại chương trình Café khởi nghiệp mới đây. Theo anh, điều những người khởi nghiệp cần chuẩn bị tận răng thật kỹ, tận dụng cơ hội bởi rất khó để có cho 1 startup có cơ hội đứng trước 5 nhà đầu tư.
Thêm vào đó, chương trình Shark Tank đem lại yếu tố tranh dành nên việc những nhà đầu tư ra quyết định đầu tư cũng có lợi hơn cho start up hơn so với việc gặp riêng. "Phải làm sao coi đó là cơ hội thực thụ của mình để chuẩn bị cho kỹ", Khoa đưa ra lời khuyên.
Ngoài ra anh cũng bật mí luôn các startup nên chuẩn bị thật kỹ khi muốn tham gia Shark tank hay đi gặp bất kỳ nhà đầu tư nào. Yếu tố căn bản, bắt buộc là phải có sự tư vấn về luật và về tài chính. Một trong những việc đầu tiên sau khi được các cá mập quyết định đầu tư chính là quá trình thẩm định (Due Diligence). Lê Đăng Khoa cho rằng công việc này hiện rất đơn giản, chỉ cần đi gặp luật sư là có thể giải quyết được.
"Tại sao ngay từ đầu mình không làm chuyện đó, phí tư vấn vài triệu hoặc và chục triệu, không phải là quá lớn khi có đứa con tinh thần quá hoài bão. Khi làm cái đó rồi nhà đầu tư vào cũng sẽ nhẹ đầu, tin tưởng mình hơn, quá trình người ta xuống tiền cho mình cũng nhanh hơn", doanh nhân trẻ này chia sẻ. Việc thẩm định khi doanh nghiệp nghiệp không thực hiện thì nhà đầu tư cũng sẽ phải xắn tay vào lằm bởi họ chỉ tin vào con số thực tế thay vì chỉ lời nói thuyết phục.
Doanh nhân Lê Đăng Khoa cũng cho rằng chương trình truyền hình Shank tank thậm chí còn dã man hơn các chương trình thực tế khác như The Voice nhiều. Bởi "cái này không phải là giám khảo, không phải tư vấn mà là ăn đời ở kiếp. Còn các bạn xem là chương trình thực tế thì sẽ không lấy được gì từ đây quá nhiều".
Một lời khuyên khác anh dành cho người trẻ khởi nghiệp là chuẩn bị đội ngũ. Giới trẻ ngày nay rất giỏi so với thế hệ trước, khả năng tiếp cận thế giới bên ngoài dễ dàng và đa chiều, đang dạng thông tin. Từ đó họ gần như có thể mở tư duy ra rất nhiều ngành nghề. Tuy nhiên theo Khao, lỗi của thế hệ trẻ bây giờ là thiếu sự chuẩn bị cho mình một ekip.
"Với tư cách một nhà đầu tư khởi nghiệp, một ý tưởng xuất sắc với một ekip bình thường Khoa sẽ không bao giờ chọn. Khoa sẽ thà chọn một ý tưởng bình thường với một ekip xuất sắc", anh thẳng thắn cho biết.
Lấy ngay bản thân mình làm ví dụ, sai lầm đầu tiên của Lê Đăng Khoa cũng chính là không chuẩn bị đội ngũ. Giai đoạn đầu mới khởi nghiệp anh chỉ nghĩ đơn giản là làm công ty bao bì với nguồn ra là từ công ty phân bón có sẵn của gia đình. Tuy nhiên thực tế sản xuất bao bì không hề đơn giản từ kích thước giấy, cắt giấy, dàn trang,.. Áp lực của Khoa lúc này là mỗi ngày trôi qua thấy mình mất đi rất nhiều tiền.
"Mình ngộ ra là mình non kinh nghiệm chỗ này quá, thiếu kinh nghiệm chỗ kia quá. Mình không có sức mạnh cạnh tranh. Sản phẩm của mình làm ra giá cao quá, cao hơn cả giá người mình đặt nữa. Thế là thua rồi", anh nhớ lại.
Đối với lo lắng khi các nhà đầu tư tham gia vào dự án khởi nghiệp sẽ kiểm soát doanh nghiệp hay ngăn cả họ làm những điều yêu thích thì Lê Đăng Khoa cho rằng rất hiếm khi xảy ra. "Nếu Khoa gặp được startup đầu tư mà người chủ có đủ bản lĩnh để lèo lái con tàu thì Khoa quá mừng", anh chia sẻ. Bởi theo anh, đóng vai nhà đầu tư tài chính luôn là vai nhẹ đầu nhất so với vai tròn nhà đầu tư chiến. Trong khi cái khó và quan trọng nhất với những người khởi nghiệp chính là các nhà đầu tư chiến lược, điều này khiến những cá mập như anh mới thực sự đau đầu.
Lê Đăng Khoa chia sẻ thêm, sau vòng thẩm định những nhà đầu tư bắt mổ xẻ bóc tách thêm về dự án khởi nghiệp. Từ đó dựa trên những nguồn lực có sẵn của bản thân như đội ngũ về thương hiệu, luật, tài chính, mối quan hệ kinh doanh, họ sẽ bắt tay vào giúp startup. Đó là vai trò rất quan trọng của các cá mập.
"Nếu đơn thuần startup gần như phải kiếm đơn thuần 3-4 người mới đầy đủ thế mạnh trong khi ông shark đem đến các phòng ban vô là mạnh nhất. Mất bao lâu để có ekip như vậy, có cũng không trả lương nổi", doanh nhân này thẳng thắn. 1 gđ marketing, tài chính, nhân sự, sale, khỏi lời.
Thêm vào đó anh cho rằng phần lớn nhiều bạn trẻ khởi nghiệp tham gia chương trình hay đánh giá về tiền. Trong khi những giá trị không thể đo đếm bằng tiền như kiến thức, kinh nghiệm, nguồn nhân sư, bản lĩnh, mối quan hệ kinh doanh của những nhà đầu tư mới thực sự là thứ họ cần và không có.