Các nhà sản xuất TV đều dùng AI, nhưng sự khác nhau giữa họ là gì?

27/03/2019 19:30 PM | Công nghệ

Nhiều nhà sản xuất TV tuyên bố đã ứng dụng AI lên các sản phẩm của mình, nhưng không phải hãng nào cũng tìm ra cách tận dụng tối đa công nghệ này.

Ứng dụng AI lên các sản phẩm TV không phải điều mới mẻ

AI - trí tuệ nhân tạo chắc chắn là công nghệ được truyền thông nhắc đến nhiều nhất trong những năm gần đây. Hàng loạt các ngành nghề, thiết bị mới được ứng dụng AI, giúp đổi mới và nâng cao hiệu suất làm việc lên đáng kể. Trong lĩnh vực công nghệ, các sản phẩm smartphone, đồ gia dụng còn được áp dụng sớm hơn cả. Vì thế, có thể nói rằng việc áp dụng AI lên công nghệ TV không phải điều gì mới mẻ. Nhiều nhà sản xuất đã và đang áp dụng AI lên các dòng Smart TV của mình thông qua trợ lý ảo.

Từ Samsung, LG, Sony cho tới các hãng TV ít tên tuổi hơn đều bổ sung trợ lý ảo cho mình. Ngoài Samsung có riêng một trợ lý ảo được hãng tự tay phát triển mang tên Bixby, các hãng khác thường sử dụng các trợ lý ảo do Amazon và Google phát triển (Alexa và Google Assistant). Bằng cách sử dụng các trợ lý ảo có ứng dụng AI, học hỏi và hiểu người dùng, những chiếc TV thông minh này có thể được sử dụng làm trung tâm điều khiển cho cả căn nhà thông minh của bạn.

Sự khác biệt trong việc sử dụng AI

Thế nhưng, đây không phải là sự khác biệt trong cách thức sử dụng AI của các hãng TV mà tiêu đề bài viết này nói đến. Vì trước khi có trợ lý ảo, người dùng vẫn có thể điều khiển các thiết bị khác thông qua TV nhờ công nghệ nhận diện giọng nói truyền thống. Sự khác biệt lớn nhất do AI tạo nên lại đến từ một khía cạnh tưởng chừng như không liên quan đến công nghệ này: Hình ảnh.

Nếu là người thích tìm hiểu về công nghệ có trên TV, chắc chắn bạn sẽ biết đến khái niệm Upscale, đây là tiến trình chuyển đổi một độ phân giải nào đó lên mức cao hơn. Ví dụ, khi phát một bộ phim Full-HD (1080p) hay xem truyền hình cáp HD trên TV 4K, trước tiên, TV phải chuyển đổi (upscale) độ phân giải bộ phim từ 2 triệu điểm ảnh ban đầu (1920 x 1080 pixel) lên mức 8 triệu điểm ảnh (3840 x 2160 pixel) để hiển thị trên màn hình TV 4K, hay còn gọi Ultra HD (UHD). Bên cạnh sử dụng cách upscale truyền thống, được gọi là phương pháp nội suy (suy đoán điểm ảnh mới được tạo ra dựa trên thông tin các điểm ảnh có sẵn), nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới Samsung lại tìm ra cách thức upscale thú vị hơn rất nhiều, bằng cách ứng dụng AI.

Các nhà sản xuất TV đều dùng AI, nhưng sự khác nhau giữa họ là gì? - Ảnh 1.

TV 8K không thiếu nội dung 8K, nhờ công nghệ AI

Sử dụng con chip Quantum Processor mới nhất, những chiếc TV của Samsung sẽ được áp dụng công nghệ “học máy” từ hàng triệu tấm ảnh, video khác nhau để từ đó, phân tích và đưa ra dự đoán về điểm ảnh mới được tạo ra. Bằng cách này, những điểm ảnh được tạo sẽ hợp lý và chính xác hơn rất nhiều so với phương pháp nội suy, do nguồn dữ liệu lớn hơn rất nhiều (kho dữ liệu hàng triệu tấm ảnh, video so với chỉ vài điểm ảnh sẵn có).

Thực tế, sau Samsung, đã có nhiều nhà sản xuất TV khác học tập cách sử dụng công nghệ học máy này vào để upscale hình ảnh. Nhưng theo kỹ sư Samsung, Min Carlos thì sự khác biệt lớn nhất nằm ở tốc độ: “Mọi nhà sản xuất TV đều nói rằng họ đang ứng dụng công nghệ AI, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là cách bạn chia nhóm hình ảnh theo lớp. Kho dữ liệu của Samsung có thể nhanh chóng nhận diện và phân loại hình ảnh gần như ngay lập tức. Điều này rất có ích khi xem nội dung streaming, khi băng thông mạng giảm sút và hình ảnh cũng trở nên kém sắc nét đi”. Con chip của TV QLED 8K mới đủ sức để xử lý những vấn đề như thế vì Samsung là nhà sản xuất đi đầu trong lĩnh vực này.

Các nhà sản xuất TV đều dùng AI, nhưng sự khác nhau giữa họ là gì? - Ảnh 2.

Doanh số TV 8K có thể tăng gấp 6 lần nhờ công nghệ AI?

AI không chỉ hỗ trợ đắc lực trong phương diện upscale độ phân giải, mà cả ánh sáng, màu sắc, dải tương phản động cho đến cả... âm thanh nữa, cũng được bộ xử lý này học hỏi và đưa ra quyết định cân chỉnh chính xác nhất. Thêm vào đó, việc Samsung hứa hẹn sẽ liên tục cập nhật phần mềm cho TV QLED 8K còn giúp chiếc TV này trở nên thông minh hơn theo thời gian. “TV càng xem càng nét” không phải là câu nói đùa nữa.

Với 8K, số lượng nội dung vẫn sẽ là thách thức thực sự. Carlos cho biết: “Tại CES, đã có nhiều nhà sản xuất tung ra các TV 8K, trong tương lai gần, sẽ còn thêm nhiều sản phẩm như vậy nữa nhưng vấn đề chính là thiếu nội dung 8K”. TV QLED 8K của Samsung sinh ra để giải quyết vấn đề đó.

Khoảng 200.000 TV 8K đã được bán ra vào năm ngoái, theo chuyên gia phân tích từ IHS. Con số này được kỳ vọng sẽ bùng nổ, lên tới mức kỷ lục 1,3 triệu vào năm nay, 3 triệu vào năm 2020 và 4,5 triệu vào năm 2021. Nếu thị trường có thể đạt tới con số đó như kỳ vọng của các chuyên gia, không thể bỏ qua công lao của nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới: Samsung.

Ánh Dương

Từ khóa:  công nghệ
Cùng chuyên mục
XEM