Các nhà khoa học nói rằng: Đừng nghe những câu truyền cảm hứng sáo rỗng, muốn rèn luyện bản thân nhất định phải tuân theo 3 nguyên tắc này
Henry Ford đã từng nói: "Bất cứ khi bạn nghĩ rằng mình có thể, hoặc không thể, bạn đều đúng cả". 70 năm sau khi ông qua đời, một dự án nghiên cứu đã tìm ra rất nhiều bằng chứng ủng hộ cho nhận định nêu trên.
Henry Ford đã từng nói: "Bất cứ khi bạn nghĩ rằng mình có thể, hoặc không thể, bạn đều đúng cả". 70 năm sau khi ông qua đời, một dự án nghiên cứu đã tìm ra rất nhiều bằng chứng ủng hộ cho nhận định nêu trên.
Nghiên cứu này tập trung vào các sinh viên đại học, đặc biệt là những yếu tố khiến họ giành được điểm tốt, lên lớp và tốt nghiệp. Và dưới đây là những điều rút ra được từ nghiên cứu tổng hợp này, và cách thức để bạn áp dụng vào cuộc sống - dù bạn đang là sinh viên hay đã rời ghế nhà trường từ lâu.
Một nghiên cứu về các nghiên cứu
Dự án được Quỹ Khoa học Quốc gia tài trợ này gồm 12 nhà tâm lý học và tiến sĩ từ các trường đại học trên nước Mỹ. Họ đã xem xét báo cáo của 61 nghiên cứu thực nghiệm về sinh viên đại học và thành công.
Kết quả cho thấy có 3 yếu tố chủ chốt (không kể điểm số bài thi và địa vị kinh tế xã hội) có thể dự đoán được thành quả của người sở hữu chúng. Đó là:
1. Cảm giác gắn kết thân thuộc
Yếu tố đầu tiên liên quan đến mức độ một sinh viên tin rằng mình "thuộc về ngôi trường này, hòa nhập và thích nghi tốt". Trong số 61 nghiên cứu được rà soát, hơn 50 nghiên cứu cho biết cảm thấy mình gắn kết và thuộc về ngôi trường này có tác động tích cực đến điểm số của sinh viên.
2. Kích hoạt "tâm lý tăng trưởng"
Tin tưởng mạnh mẽ rằng trí thông minh không phải là một phẩm chất cố định và có thể củng cố được nhờ rèn luyện (như cơ bắp vậy) cũng có tác động cực lớn đến thành công của một sinh viên. 75% trong số 61 nghiên cứu cho thấy "tâm lý tăng trưởng" sẽ làm tăng điểm số trung bình của các sinh viên.
3. Có mục tiêu và giá trị cá nhân rõ ràng
Cuối cùng, 83% trong số 61 nghiên cứu cho biết những sinh viên xác định được mục tiêu và giá trị cá nhân rõ ràng liên quan đến thành quả trong tương lai đều có khả năng thành công cao hơn. Tuy nhiên, thành công này hiện chỉ được đo lường chủ yếu nhờ so sánh điểm số trung bình của các sinh viên.
Cải thiện mỗi yếu tố khi chúng có vẻ hợp lý
3 yếu tố này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không quan trọng. Và chúng có ý nghĩa với chúng ta không có nghĩa là ai ai cũng thành thạo trong việc phát triển các yếu tố này.
Vậy bạn phải làm gì để khiến điều đó xảy ra? Bí quyết ở đây là thực sự tin tưởng vào 3 yếu tố - và một cách đơn giản nhất là viết chúng lên giấy.
Đồng tác giả nghiên cứu Fred Oswald, giáo sư tâm lý học ở Đại học Rice, các nghiên cứu trong dự án này thường có các bài tập thực hành mà sinh viên có thể sử dụng để cải thiện cả 3 yếu tố nêu trên. Một kết quả nổi bật mà các nhà khoa học nhận thấy là mức độ "cải thiện năng lực nội tại và năng lực liên cá nhân mà các bài tập viết ngắn mang lại".
Ví dụ, những sinh viên được yêu cầu "viết về sự liên quan giữa các chủ đề của khóa học với cuộc sống của mình hay cuộc sống của những người trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết" đều có sự cải thiện tích cực. Một cách khác nữa khiến sinh viên cảm thấy trường học gần gũi như ở nhà là yêu cầu họ viết những mẩu chuyện và những suy nghĩ coi nghịch cảnh xã hội là điều bình thường và chỉ là tạm thời.
Hiệu ứng này cũng giống như điều mà nhà văn Flannery O’Connor đã từng nói: "Tôi viết bởi không biết mình nghĩ gì cho đến khi tôi đọc những điều mình nói".