Các hệ thống bán lẻ di động lớn trên thế giới dùng bảng giá in hay bảng điện tử?
Không phải lúc nào áp dụng công nghệ mới cũng là hiệu quả, mà quan trọng là phương pháp quản trị hệ thống đồng nhất, 1 cửa hàng cũng như 399 cửa hàng còn lại.
Trên thực tế, dù thường xuyên bày bán các mặt hàng, sản phẩm công nghệ, nhưng chính các hệ thống bán lẻ di động hàng đầu trên thế giới lại ưa chuộng sử dụng bảng giá in, hơn là hệ thống bảng giá điện tử - vốn được cho là hiện đại và bắt kịp xu hướng hơn.
Như tại thành phố New York, cửa hàng Apple Store được xếp vào hàng đắt đỏ nhất thế giới nhưng vẫn sử dụng các bảng giá in truyền thống, có ghi đầy đủ các thông tin như: cấu hình máy, màu sắc, giá bán chi tiết cho từng phiên bản, các chính sách kèm theo...
Hệ thống cửa hàng Apple Store chuyên nghiệp bậc nhất tại thành phố New York vẫn chỉ dùng bảng giá in mà không phải bảng giá điện tử
Tới các sản phẩm đắt đỏ như MacBook thế hệ mới cũng vẫn sử dụng bảng giá in truyền thống. Duy nhất, tại một số cửa hàng Apple Store đắt đỏ, người ta sử dụng luôn iPad thay cho bảng giá
Cốt lõi của câu chuyện dùng bảng giá in hay bảng giá điện tử là tính đồng bộ của hệ thống, hiện đại là tốt, nhưng quan trọng hơn là phải đồng nhất và có tính thẩm mỹ
Không chỉ Apple Store, mà các cửa hàng trải nghiệm của Samsung cũng vẫn sử dụng bảng giá bằng giấy in nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ
Tại T-Mobile Store, các sản phẩm di động vẫn được trưng bày cùng bảng giá in, vì ngoài giá bán, các cửa hàng còn cần truyền đạt cả quà tặng lẫn dịch vụ đi kèm
Các gian hàng trưng bày smartphone của nhà mạng Verizon cũng không nằm ngoài quy luật này
Tại Best Buy Mobile Store, bảng giá chiếm vai trò 50% trong việc quảng bá sản phẩm, còn lại là đội ngũ nhân viên tư vấn
Điều này giải thích tại sao, có những công ty bán lẻ di động lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam vẫn sử dụng bảng giá in truyền thống, thay vì đầu tư cho bảng giá điện tử.