Bức tranh sáng màu của bất động sản vùng ven hậu Covid-19
Nhìn nhận về địa bàn phía Nam sẽ là trọng điểm đầu tư bất động sản (BĐS) năm 2022, khá nhiều quan điểm hiện nay nhắc tới "tam giác bất động sản" là TP.Thủ Đức (TP.HCM) - Bình Dương - Đồng Nai.
Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản (VARS), các chủ đầu tư, giới đầu tư kỳ vọng cơ hội tăng trưởng mạnh tại ba khu vực TP.Thủ Đức (TP.HCM) - Bình Dương - Đồng Nai nhờ vào hệ thống hạ tầng giao thông kết nối rộng lớn đã và đang được đầu tư.
Cụ thể, tại khu vực TP.Thủ Đức đang tạo hấp lực mới cho thị trường TP.HCM, bằng chứng là sự có mặt của các chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam như: Vinhomes, Hưng Thịnh, Masterise, Khang Điền, Novaland, Vạn Phúc Group… cùng các dự án lớn, vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ.
Đồng thời, TP.Thủ Đức còn là một trong những điểm đến hấp dẫn dòng vốn FDI với sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia như: Microsoft, Intel (Mỹ), Samsung, Lotte (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản)...
Loạt dự án trọng điểm hàng tỷ USD được tăng cường đầu tư gồm vành đai 4, Metro Bến Thành - Suối Tiên - Biên Hoà, nâng cấp mở rộng QL13, sân bay Tân Sơn Nhất - Long Thành đều chạy qua vùng "tam giác BĐS" này.
"Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Thủ Đức đã tạo sự lan tỏa đầu tư đang trải dài đến những khu vực giáp ranh như Bình Dương và Đồng Nai. Trong năm 2020 - 2021, thị trường BĐS đã chứng kiến các đợt bùng nổ nguồn cung tại TP.Thuận An (Bình Dương) và TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sự hấp thụ của thị trường có phần trầm lắng, nhưng nay mới thực sự là thời trỗi dậy", bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó chủ tịch (phụ trách khu vực miền Nam) của Hội Môi giới bất động sản (VARS) cho biết.
Năm 2022 sẽ là năm thú vị của BĐS khu đô thị vùng ven khu Đông Sài Gòn.
Điển hình như Bình Dương, hạ tầng giao thông kết nối từ TP.Thuận An và TP.Thủ Đức thuận tiện qua nhiều cửa ngõ gồm cầu vượt Sóng Thần, cầu vượt Linh Xuân, khu đô thị đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, hay quan trọng nhất là trục xương sống QL13 chuẩn bị được đầu tư mở rộng lên 8 làn xe là yếu tố quan trọng đưa TP.Thuận An trở thành đô thị vệ tinh giải quyết cho bài toán nhà ở của đông đảo người dân. Trong tương lai, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ được kéo dài từ nhà ga Suối Tiên đến trung tâm TP.Thuận An rồi chạy thẳng vào Thành phố mới Bình Dương.
Từ đó, các doanh nghiệp bất động sản cũng đã nhanh chóng khai phá thị trường Thuận An. Dọc tuyến QL13, đoạn qua TP.Thuận An như một đại công trường luôn sáng đèn hàng đêm với các dự án đáng chú ý như Astral City, Legacy Central, The Rivana,… Trong đó, Astral City là dự án chung cư với quy mô lớn nhất 3,7 ha, bao gồm 8 tòa tháp cao 40 tầng, dành riêng 23.000 m2 làm trung tâm thương mại, cảnh quan, tiện ích nội khu. Astral City hiện đang được DKRA Vietnam - Tổng đại lý tiếp thị và phân phối dự án giới thiệu ra thị trường với mức giá chỉ từ 1,9 tỷ/căn, cam kết lợi nhuận 12%/năm.
Cùng với Bình Dương, tỉnh thành tiếp giáp Thủ Đức như Đồng Nai cũng đang có xu hướng sôi động trở lại tại hàng loạt thị trường như Long Thành, Trảng Bom, Long Khánh. Cùng với các nhà đầu tư đất nền, bên mua là nhóm các doanh nghiệp logistic gom quỹ đất làm kho bãi, xuất nhập khẩu bên cạnh với các khu đô thị cũng đang tăng lên mạnh mẽ. Khu vực này còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai nhờ kết nối hạ tầng đang tốt dần qua từng năm.
Đánh giá về thị trường vùng ven khu Đông năm 2022, ông Troy Griffiths Phó Tổng Giám Đốc Savills Việt Nam cho rằng năm 2022 sẽ là năm thú vị của BĐS khu đô thị vùng ven, thể hiện sức bền của các nhà đầu tư. Sự mở rộng sang tỉnh lân cận là xu hướng tất yếu của thị trường BĐS. Riêng với phân khúc nhà phố, biệt thự, chung cư trong các khu đô thị quy mô trở thành điểm sáng của thị trường tỉnh trong bối cảnh nguồn cung hạn chế tại Tp.HCM.