BS Trương Hữu Khanh hướng dẫn bài tập thở: F0 cách ly tại nhà nên tập ngay từ lúc còn khoẻ, chưa có triệu chứng

28/07/2021 21:19 PM | Sống

Khi bạn mắc Covid-19 có thể xảy ra hai tình huống lo lắng bệnh nặng lên, lo lây lan cho người thân cũng ảnh hưởng tới quá trình theo dõi điều trị bệnh tại nhà.

Theo BS Trương Hữu Khanh - chuyên gia truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, nếu tốc độ ca mới tăng quá nhanh, ví dụ mỗi ngày 3000 – 4000 ca mới thì chưa thể xây dựng kịp khu cách ly, khả năng mở bệnh viện không kịp bằng tốc độ ca mắc mới.

Vì thế, nếu có trường hợp F0 là người khoẻ manh chưa được đi khu cách ly thì nên biết các biện pháp cần làm trong thời gian chờ đi đến bệnh viện.

Với những người vẫn cần phải đi lại, làm việc thì khả năng nhiễm bệnh lớn. Vì vậy khi nhiễm bệnh không nên quá lo lắng hỏi vì sao mình lại nhiễm bệnh.

Khi trở thành F0, có hai trạng thái người bệnh lo lắng:

Thứ nhất, lo lắng lây cho người thân

Khi đó, F0 cần bình tĩnh và tìm cách làm hạn chế lây cho các thành viên trong gia đình. Nếu trong nhà có người già, người có bệnh nền, cố gắng tự cách ly để giảm nguy cơ cho người nhà.

Hiện nay, với biến thể Delta, 1 người nhiễm thì hầu như cả gia đình đều mắc Covid-19. Khả năng cả gia đình cùng mắc rất lớn. Vì vậy, người nhiễm hoặc nghi nhiễm virus cố gắng cách ly để không lây cho người cùng gia đình, mang khẩu trang khi tiếp xúc, giữ khoảng cách với người thân 2 mét, không ăn chung, không ngủ chung, không sinh hoạt chung, có thể không sử dụng nhà vệ sinh chung nếu có nhà vệ sinh riêng.

Nếu trong nhà chỉ có 1 nhà vệ sinh, người bệnh nên tự vệ sinh nhà vệ sinh thật sạch để giảm nguy cơ lây lan.

BS Trương Hữu Khanh hướng dẫn bài tập thở: F0 cách ly tại nhà nên tập ngay từ lúc còn khoẻ, chưa có triệu chứng - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.


Thứ hai: Nỗi lo bệnh nặng hay không?

Nếu bạn là F0 mà trẻ, khoẻ không thừa cân, không có bệnh nền kèm theo thì phần lớn sẽ không có triệu chứng. Hãy bình tĩnh, sắp xếp đồ đạc để sẵn sàng đi cách ly. Khi đi vào khu cách ly, nên mang thuốc mình dùng thường xuyên, không nên mua quá nhiều đồ đạc, chỉ cần mang các vật dụng sinh hoạt thường xuyên, đồ dùng cá nhân.

Trong thời gian này, theo dõi cơ thể, uống nhiều nước, ăn uống đủ chất. Nếu mất khứu giác, vị giác, khó ăn uống thì cũng nên cố ăn uống, ngủ đủ giấc và đặc biệt phải giữ vệ sinh. để đề phòng trường hợp virus SARS-CoV-2 có thể không làm bệnh nặng lên nhưng vi khuẩn khác lại tấn công bạn. Nếu làm đúng, đa số các trường hợp đến ngày 8 -9 hết bệnh, sau 10 ngày gần như bình phục.

Khi nằm ngủ thở dễ nhưng bỗng thấy mệt, phải ngồi thẳng mới thở được có khả năng bạn đang ngộp thở. Nếu thấy da nhở nhạt, choáng váng nên bình tĩnh xem tình huống này do hoảng loạn hay do bệnh tiến triển.

F0 nên tập thở. Nếu bạn nằm ngửa hoặc ngồi thấy khó thở là do nhu cầu oxy vùng trên đã bị ảnh hưởng do virus. Vì vậy nên hít từ từ bằng mũi và thở ra bằng miệng để bụng xẹp.

Thực hiện tập thở 15 nhịp, làm đều như vậy bạn sẽ huy động được hết tất cả vùng của phổi, oxy cung cấp sẽ đủ.

Ngay cả lúc còn khoẻ chưa có triệu chứng F0 cũng có thể tập theo để phổi điều hoà, các tế bào phổi được sử dụng hết.

Theo bác sĩ Khanh với những người có bệnh nền suy thận, suy gan, tắc nghẽn phổi mãn tính…. Thì người nhà cần liên hệ cơ sở y tế để đến bệnh viện. Khi chưa được đưa đến bệnh viện thì nên hướng dẫn tập thở hoặc có thể nằm sấp để huy động phế nang để chờ đợi y tế tới hỗ trợ.

Hàn Quốc gặp khó trước làn sóng Covid-19 thứ 4: Tỉ lệ nhiễm biến thể Delta tăng gấp 10 lần, F0 len lỏi mất dấu



Ngọc Anh

Cùng chuyên mục
XEM