BS nhắc bệnh nhân ung thư: Muốn chiến thắng được bệnh, 70% phụ thuộc vào "bí quyết" này
Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao đứng ở vị trí 178 trên 182 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỷ lệ tử vong lại đứng hàng 56/182 nước.
Nhiều phương pháp "giết chết" bệnh nhân nhanh
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có gần 30 năm công tác trong ngành ung thư, ông cho rằng rất nhiều bệnh nhân ung thư trước khi vào viện đã sử dụng thuốc nam và chỉ đến khi bệnh nặng mới đến viện.
Bác sĩ Tiến cho biết, có những bệnh nhân vào viện trong tình trạng u loét, sùi, có mùi đủ các tình trạng và bác sĩ chỉ nhìn đoán ra người bệnh đã "tự chữa" ở nhà và câu trả lời luôn đúng với dự đoán ban đầu này.
Trong khi đó, Globoban đã ước tính trong năm 2018, gánh nặng ung thư tăng lên 18,1 triệu người mới mắc và 9,6 triệu người chết. Trên toàn thế giới, tổng số người còn sống trong vòng 5 năm từ khi được chuẩn đoán ung thư ước tính khoảng 43,8 triệu.
Ung thư có thể chữa khỏi không?
Tại Việt Nam, tỷ lệ ung thư cũng không ngừng tăng lên. Tỷ lệ tử vong lại càng tăng hơn, trong khi đó 70% người bệnh bị nặng mới vào viện. Khi biết mắc ung thư, bệnh nhân ít tin theo phương pháp chính thống và "chạy lòng vòng" sau cùng mới vào tới viện.
"Một thực trạng đáng buồn là không phải bệnh nhân ung thư nào cũng tuân thủ điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Không ít trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư, do thiếu hiểu biết, đã tìm đến những phương pháp chữa trị chưa có cơ sở khoa học, hoặc áp dụng các phương pháp truyền miệng không tốt cho sức khỏe" – bác sĩ Tiến cho biết.
Ở bất cứ bệnh viện ung bướu nào, các bác sĩ cũng gặp nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư không tiếp nhận hóa trị, xạ trị mà tin dùng các bài thuốc lá, bài thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. Khi chữa trị không thành mới tìm đến bác sĩ, bệnh đã quá muộn.
Nhiều người không uống thuốc nam thì họ theo "đạo pháp" thanh lọc ung thư. Những sai lầm như: nhịn đói, uống nước hoa quả... nhằm mục đích để tế bào ung thư chết đi. Đây là sai lầm trầm trọng khiến bệnh nhân nhanh chóng suy kiệt, suy mòn do ung thư.
Bệnh nhân ung thư điều trị tại BV K.
Điều bác sĩ Tiến cho hay, đáng tiếc là những sai lầm trên không chỉ ở bệnh nhân nghèo, bệnh nhân vùng sâu vùng xa mà ở tất cả thậm chí cả những người có điều kiện kinh tế, ở thành phố. Bác sĩ Tiến cho rằng đây chính là những ngộ nhận của chính bệnh nhân trong điều trị ung thư.
Người bệnh tự chiến thắng 70%
Thực tế, hiện nay có các biện pháp điều trị bệnh ung thư bao gồm: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị và các liệu pháp miễn dịch. Các biện pháp điều trị khác không có ở trên chỉ mang tính hỗ trợ.
Để điều trị ung thư đạt kết quả tốt, người bệnh cần được điều trị ở các chuyên khoa ung bướu cũng như tuân thủ điều trị, tư vấn của bác sĩ. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cũng nên tái khám định kỳ để phòng ngừa các tổn thương tái phát, di căn của bệnh để có chiến lược điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong điều trị ung thư, bác sĩ Tiến cho biết gia đình và bác sĩ chỉ chiếm 30% nhân tố chiến thắng ung thư còn lại 70% là phải nhờ vào bản thân bệnh nhân. Bệnh nhân phải có một tinh thần ổn định sau đó kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thể dục thể thao mới hi vọng chiến thắng được ung thư.
Theo bác sĩ Tiến, tinh thần là yếu tố then chốt để giành thắng lợi, tinh thần quyết định thành bại đối với rất nhiều bệnh nhân ung thư. Bởi vì, khi bệnh nhân suy nghĩ tiêu cực thì dù y học có phát triển đến thế nào đi nữa cũng không thể cứu chữa khi bệnh nhân.
Một con người thật sự mạnh mẽ họ sẽ lạc quan tích cực đối diện với ung thư dù đã điều trị thất bại một lần. Họ phối hợp điều trị với bác sĩ bằng một ý chí kiên cường và cuối cùng họ là người chiến thắng ung thư
Bác sĩ Tiến nhấn mạnh ung thư là bệnh nguy hiểm nhưng 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).