Bỏ việc ổn định, nhập hàng Trung Quốc rồi bán trên Amazon, anh chàng thành triệu phú năm 23 tuổi

05/12/2022 10:26 AM | Kinh doanh

Trevin Peterson từng bỏ học đại học vì cảm thấy không học được thêm điều hữu ích và tốn tiền.

Đã từ rất lâu, Trevin Peterson có mong muốn trở thành một doanh nhân. Năm 12 tuổi, anh phát tờ rơi khắp khu phố để quảng cáo dịch vụ cắt cỏ, dọn phân và đổ rác với giá từ 5 – 20 USD. Việc này đem về cho Peterson khoảng 40 USD/tuần.

Bỏ việc ổn định, nhập hàng Trung Quốc rồi bán trên Amazon, anh chàng thành triệu phú năm 23 tuổi - Ảnh 1.

Năm 2016, Peterson học đại học Thung lũng Utah, nơi anh nhận bằng cao đẳng về nghệ thuật. Tuy nhiên, anh đã bỏ dở trước khi nhận tấm bằng cử nhân. Peterson cho biết, anh đã không học được thêm điều hữu ích hay mới mẻ và cảm thấy không đáng với chi phí phải bỏ ra.

Anh khởi nghiệp với một doanh nghiệp thương mại điện tử trên nền tảng Shopify, chuyên bán bộ chuyển đổi điện áp và sạc iPhone. Trên thực tế, Peterson nảy ra ý tưởng này từ một bài tập liên quan được giao khi còn học đại học.

Tuy nhận điểm C và việc kinh doanh không thành công rực rỡ nhưng anh cũng bán được khoảng 500 USD giá trị sản phẩm. Qaun trọng hơn cả, anh rút ra được một bài học: Rất khó để thuyết phục mọi người mua hàng trực tuyến.

Khi còn học đại học, Peterson đã thử mở một cửa hàng quần áo pop-up (mọc lên và biến mất chỉ sau một thời gian ngắn), nơi anh mua quần áo giá sỉ từ một cửa hàng nhỏ, sau đó tổ chức các sự kiện tại nhà để bán chúng. Anh dùng món quà từ mẹ vợ trị giá 1.500 USD làm vốn kinh doanh ban đầu. Tuy nhiên, hai vợ chồng anh chỉ kiếm được một chút lợi nhuận.

Bỏ việc ổn định, nhập hàng Trung Quốc rồi bán trên Amazon, anh chàng thành triệu phú năm 23 tuổi - Ảnh 2.

Trevin Peterson và vợ.

Sau đó, cặp đôi lập trang Instagram cho chú chó của họ. Tuy được liên hệ quảng cáo vì có 12.000 người theo dõi nhưng những gì họ nhận được cũng chưa đủ để trang trải phí sinh hoạt hàng tháng. Ngoài ra, Peterson còn thử bán phần mềm trong 6 tháng nhưng thất bại.

Thay vì tiếp tục dành thời gian và tiền bạc để học đại học, năm 2017, Peterson quyết định làm việc cho cha mình - người sở hữu một công ty xây dựng. Vai trò của anh là giám đốc dự án, giám sát các nhà thầu phụ trách các dự án khác nhau.

Anh làm công việc đó trong 1 năm rồi tiếp tục thử nhiều việc làm thêm khác như tiếp thị một ứng dụng thể thao và cũng không thành công vì công ty phát triển ứng dụng đó ngừng kinh doanh.

Bỏ việc ổn định, nhập hàng Trung Quốc rồi bán trên Amazon, anh chàng thành triệu phú năm 23 tuổi - Ảnh 3.

Tháng 11/2017, Peterson nghe nói về “Fulfillment by Amazon” từ một người bạn bán hàng. Đây là dịch vụ hỗ trợ người bán lưu kho, đóng gói và chuyển hàng của Amazon, giúp việc bán hàng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều.

Peterson bắt đầu tìm hiểu và trong vài tuần, anh đã sẵn sàng tung ra sản phẩm đầu tiên là vật dụng đặt giữa bảng điều khiển trung tâm và ghế ngồi trên ô tô để ngăn đồ vật rơi xuống. Ý tưởng ban đầu đến từ một công ty xuất hiện Shark Tank nhưng Peterson nói rằng anh không biết điều đó.

Anh tìm thấy nguồn cung trên Alibaba và đặt mua 100 sản phẩm với giá 400 USD. Trước sự ngạc nhiên của Peterson, mặt hàng này bán khá chạy. Chỉ trong vài ngày đầu tiên, anh đã bán được 50 chiếc. Thế nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy, anh buộc phải ngừng kinh doanh do chủ sở hữu bằng sáng chế khiếu nại.

Bỏ việc ổn định, nhập hàng Trung Quốc rồi bán trên Amazon, anh chàng thành triệu phú năm 23 tuổi - Ảnh 4.

Ảnh: Internet.

Peterson nhận ra rằng phần khó nhất của bán hàng trên Amazon là tìm ra thứ có tiềm năng đắt hàng. Anh bắt đầu thử “vận may” với nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm giá đỡ smartphone trên ô tô.

Anh đã chi 500 USD để mua hàng và vài trăm USD để quảng cáo nhưng lại không bán được gì. Tổng cộng, anh thiệt hại khoảng 900 USD. Bài học lớn nhất mà Peterson học được từ trải nghiệm đó là không bán sản phẩm có quá nhiều sự cạnh tranh.

Sản phẩm tiếp theo mà anh thử là một chiếc bút được quảng cáo là hỗ trợ điều trị chứng tăng động giảm chú ý. Một lần nữa, khi chiếc bút bắt đầu bán chạy, Amazon yêu cầu cấm bán sản phẩm mà không có tài liệu và phê duyệt do các vấn đề an toàn.

Bỏ việc ổn định, nhập hàng Trung Quốc rồi bán trên Amazon, anh chàng thành triệu phú năm 23 tuổi - Ảnh 5.

Phải đến sản phẩm thứ 6, Peterson mới bắt đầu thấy được sự khởi sắc thực sự. Anh bắt đầu hiểu hơn về những yếu tố then chốt tạo nên một sản phẩm tốt.

"Trên Amazon, có hàng triệu người mua sắm và mục tiêu là tìm một sản phẩm mà mọi người đang tìm kiếm. Tôi từng không hiểu lắm về điều đó trong thời gian đầu”, Peterson cho biết.

Trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu (đến tháng 5/2018), Peterson mới đạt được mức thu nhập ngang bằng mức lương 36.000 USD/năm mà công việc “9 to 5” (việc theo giờ hành chính, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều) ở công ty của cha anh trả cho anh.

Khi đó, Peterson 22 tuổi và các khoản chi phí hàng tháng của anh không nhiều. Thời điểm kiếm được 2.500 USD tiền lãi mỗi tháng, anh quyết định nghỉ công việc tại công ty của cha. Đến năm 23 tuổi, Peterson trở thành triệu phú tự thân.

Một vài lưu ý quan trọng mà Peterson học được bao gồm các từ khóa liên quan đến sản phẩm mà mọi người đang tìm kiếm phải có lượng tìm kiếm nhất định và nên chú ý đến các công cụ phần mềm cung cấp dữ liệu đó từ Amazon.

Bỏ việc ổn định, nhập hàng Trung Quốc rồi bán trên Amazon, anh chàng thành triệu phú năm 23 tuổi - Ảnh 6.

Trevin Peterson.

Nhờ đó, Peterson tìm ra được những sản phẩm có ít đối thủ cạnh tranh nhưng lại có nhu cầu cao để kinh doanh. Thời điểm hiện tại, anh đang bán móc khóa, ví cầm tay và đồ trang trí tiệc vì chúng đang có nhu cầu cao.

Lời khuyên của anh dành cho những người mới bắt đầu kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử là cân nhắc kinh doanh sản phẩm mà họ sử dụng hoặc nhìn thấy thường xuyên. Khi có ý tưởng, họ nên tìm kiếm từ khóa để xác định xem chúng có đang được mua nhiều hay không.

Theo Peterson, anh thường tìm kiếm nguồn hàng trên Alibaba vì rất đa dạng. Để có những bức ảnh đẹp về sản phẩm, anh thuê một thợ ảnh ở Trung Quốc với giá 150 USD cho 5 – 7 bức ảnh. Ngoài ra, anh còn chi tiền cho quảng cáo trên Amazon để bán được nhiều hàng hơn.

Từ đầu năm đến nay, Peterson đạt mức doanh thu 960.000 USD, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế mà anh thu được là 28.000 USD. Chỉ riêng tháng trước, anh đã thu về 107.000 USD do hai tháng cuối năm là thời điểm mọi người tăng cường mua sắm cho dịp lễ.

Ngoài kinh doanh, Peterson còn chia sẻ nội dung miễn phí trên kênh YouTube, Instagram và TikTok của mình với gần 400.000 người theo dõi.

Nguồn: BI

Mộc Tiên

Cùng chuyên mục
XEM