Biển băng Nam Cực chạm ngưỡng thấp nhất kể từ khi đo đạc vào năm 1979

24/02/2022 10:30 AM | Công nghệ

Tuy cho rằng hiện tượng chưa đáng lo ngại, các nhà khoa học nhận định cần phải sát sao theo dõi và nghiên cứu biển băng Nam Cực, khi ta chưa biết nhiều về tác động của nó tới Trái Đất cũng như hệ sinh thái.

Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy biển băng quanh lục địa Nam Cực đã chạm mức độ phủ thấp nhất trong 4 thập kỷ trở lại đây.

Các nhà khoa học khí hậu chưa dám khẳng định mực nước thấp có liên quan trực tiếp tới hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhưng đây là thời điểm cấp thiết để đẩy mạnh các nghiên cứu liên quan, nhất là khi biển băng trong khu vực liên tục lập kỷ lục với những mực nước ngày một thấp.

Biển băng Nam Cực chạm ngưỡng thấp nhất kể từ khi đo đạc vào năm 1979 - Ảnh 1.

Băng vỡ ra từ Nam Cực. Ảnh chụp năm 2020.

Dữ liệu từ Trung tâm Băng và Tuyết Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy độ phủ của biển băng Nam Cực đã xuống dưới mức 2 triệu kilomet vuông, thấp hơn lần lần đầu tiên đo đạc được thực hiện vào 40 năm trước. Giáo sư Walt Meier, nhà nghiên cứu lão thành tại Trung tâm, khẳng định hiện tượng xuất hiện do ảnh hưởng từ gió mạnh thổi trên Biển Ross. Băng trôi dần về phương Bắc sẽ bị tan ra trong nước ấm hoặc bị đánh tan do sóng biển.

Hiện tượng khiến độ phủ lớp băng trôi nổi, vốn ổn định ở mức 15%, xuống thấp đáng kể, và  hiện đã thấp hơn kỷ lục lập ra hồi năm 2017. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa ngay lập tức liên kết sự kiện này với biến đổi khí hậu hay hiệu ứng khí nhà kính.

Kể từ khi dự án theo dõi hai cực Trái Đất bằng vệ tinh khởi động từ năm 1979, hai Cực đã trải qua nhiều biến động và bộc lộ những hành vi lạ kỳ. Biển băng biến vốn biến mất nhanh chóng ở Cực Bắc nhưng lại mở rộng ở Cực Nam, đi ngược lại dự đoán của khiến nhiều mô hình dự báo khí hậu.

Lớp băng phủ ở miền biển lạnh phía Nam đạt mức cao kỷ lục vào năm 2014 trước khi đạt tới hai điểm cực tiểu trong vòng 8 năm qua.

Biển băng Nam Cực chạm ngưỡng thấp nhất kể từ khi đo đạc vào năm 1979 - Ảnh 2.

Thềm băng Nam Cực.

Theo lời giáo sư Meier, thay đổi trong lượng băng ở biển Nam Cực “vẫn còn là tín hiệu chưa rõ ràng ở thời điểm này”. Ông cho rằng đây có thể chưa phải điểm khởi đầu của việc suy giảm lượng băng phủ mặt biển, tuy nhiên khoa học vẫn cần phải theo dõi sát sao hiện tượng đáng chú ý.

Giáo sư Will Hobbs, người tham gia nghiên cứu băng Nam Cực cho rằng kết quả khảo sát mới thực sự đáng lưu tâm. Trong quá khứ, chuyên gia đã từng lạc quan nhận định lượng băng phủ biển Nam Cực sẽ sớm dày trở lại. Ở thời điểm hiện tại, ông Hobbs nêu nhận định: “Hiện giờ chỉ trong vòng 5 năm, chúng ta chứng kiến hai sự kiện ngoài dự kiến. Không thể nói đây là biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta phải cân nhắc xem liệu hệ thống [thời tiết] có đang biến chuyển”.

Tháng Tám vừa rồi, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên để mắt tới hiện tượng lạ, khi băng dừng phát triển và bắt đầu tan đi sớm hơn dự kiến khoảng một tháng. Rộng tới 15 triệu kilomet vuông, lớp băng phủ biển Nam Cực vốn vẫn hợp và tan thường niên, và chịu ảnh hưởng lớn từ sức gió, nhiệt, áp suất không khí và bản thân lớp nước biển nằm dưới nó. Quá nhiều biến số khiến biển băng Nam Cực vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật khó lý giải.

Biển băng là một phần tất yếu của hệ sinh thái, và rất có thể đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ thềm băng Nam Cực khỏi nhiệt từ nước biển. Khi lớp băng phủ biển tan chảy, ắt nước biển sẽ dâng. Giáo sư Julie Arblaster, nhà khoa học khí hậu và cũng là chuyên gia nghiên cứu Nam Cực, khẳng định có rất nhiều việc phải làm trước khi đưa ra nhận định cuối cùng. Theo bà, tương lai của lớp băng trôi nổi sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai Trái Đất, nhất là khi hành tinh đang dần ấm lên.

Theo Kim

Cùng chuyên mục
XEM