Bị phạt 14 tỷ USD, Apple nhắn nhủ EU: Các anh chỉ được chọn 1, tiền thuế hoặc việc làm, không thể có cả 2

31/08/2016 09:23 AM | Kinh doanh

Ngay sau khi có phán quyết của tòa, phía Apple đã đưa ra tuyên bố chính thức của mình để phản đối bản án này.

Ngày 30/8, Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 13 tỷ euro (14 tỷ USD), do hành vi trốn thuế tại Ireland.

Ngay sau khi có phán quyết của tòa, phía Apple đã đưa ra tuyên bố chính thức của mình để phản đối bản án này. "Tiền thuế có thể được nhận. Việc làm cũng có thể có. Nhưng Apple chỉ đáp ứng được 1 điều kiện mà thôi".

Ngoài ra đại diện phía Apple cũng cho biết: "Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đầu tư vào châu Âu cũng như cơ hội việc làm ở châu Âu".

Đây không hẳn là một lời đe dọa. Nhưng việc thu hút vốn đầu tư vào châu Âu sẽ khó khăn hơn trước nhiều.

Quay trở lại năm 1991, lúc đó vì muốn Apple đặt trụ sở hoạt động tại Ireland mà chính phủ nước này đã cho Apple hưởng ưu đãi về thuế với mức thuế suất thấp. Thỏa thuận này giữa Apple và chính phủ Ireland là hoàn toàn hợp pháp.

Sau 25 năm Apple có mặt tại Ireland, Apple đã tạo ra hàng ngàn công ăn, việc làm cho quốc gia này. Đến năm 2015 có khoảng 5.000 lao động trong nước làm việc cho Apple. Khoảng 1 nghìn công việc được lên kế hoạch tuyển cho các trụ sở đặt tại thành phố Cork của Ireland. Riêng trong năm 2016, Apple đã mở rộng địa bàn sang thị trấn Athenry, tạo ra khoảng 200 việc làm cho người dân địa phương.

Trên thực tế, thỏa thuận thuế của Apple và chính phủ Ireland rất rõ ràng. Các bạn đánh thuế thấp, tôi sẽ đến và mang cho các bạn công ăn việc làm.

Một biên bản của cuộc họp giữa các chính phủ và cố vấn thuế của Apple vào năm 1990 có ghi rõ rằng:

"Apple hiện đang sử dụng số lao động lớn nhất trong khu vực Cork với 1.000 lao động trực tiếp và 500 lao động theo hợp đồng phụ. Biên bản ghi rõ rằng hiện công ty đang xem xét các hoạt động trên toàn thế giới của mình và mong muốn thiết lập một biên lợi nhuận đối với các hoạt động của mình tài Ireland”.

Lúc bấy giờ, Apple là công ty lớn nhất tại Ireland vì thế họ rõ ràng nắm ưu thế hơn trong quá trình đàm phán.

Apple cho biết tất cả các thỏa thuận về thuế đều được chính phủ Ireland chấp nhận. Chính Ủy ban châu Âu cũng cho rằng các thỏa thuận đó là hợp pháp dù đó là sai lầm. Nhưng Margrethe Vestager, ủy viên hội đồng cạnh tranh của Ủy ban châu Âu, thì coi hành vi thu xếp thuế của Apple tại Ireland như một vụ gian luận thuế.

Thuế suất áp dụng tại châu Âu với Apple là 1%, trên tổng doanh thu 16 tỷ euro hoặc nhiều hơn tùy theo từng năm.

Vào năm 2014, mức thuế này giảm còn 0,005%.

Apple đã “nặn” ra một văn phòng điều hành không hề tồn tại: "trụ sở" này không có khả năng điều hành để xử lý và quản lý phân phối, hoặc bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Các "trụ sở" không có bất kỳ nhân viên hay khuôn viên.

Có lẽ nguyên nhân khiến Vestager chống lại Apple là do công ty này đã mâu thuẫn với khẳng định lâu nay của mình là không phải trả thuế tập đoàn ở Mỹ bởi các nguồn thu ngoài lãnh thổ (tức là, không phải ở Mỹ) của Apple được tái đầu tư vào các vùng lãnh thổ nước ngoài mà sinh lời . Báo cáo hàng năm của Apple cũng cho biết "hầu hết doanh thu nước ngoài mà công ty dự định sẽ tái đầu tư vô thời hạn vào các hoạt động bên ngoài nước Mỹ được tạo ra bởi các công ty con có trụ sở tại Ireland, trong đó có một tỷ lệ thuế theo luật định là 12,5%".

Tuy nhiên theo Vestager thì thực tế khoản thuế 12,5% của Apple chỉ là tung hỏa mù. Tiền của châu Âu đã chảy vào Mỹ vì các công ty con của Apple tại Ireland đã có một thỏa thuận chia sẻ chi phí với các trụ sở của Mỹ, trong đó họ được phép sử dụng tài sản trí tuệ của Apple Mỹ nếu đổi lại, họ trả tiền cho các chi phí nghiên cứu và phát triển để tạo chúng.

"Theo thỏa thuận này, Apple Sales International và Apple Operations tại châu Âu thực hiện việc thanh toán hàng năm cho Apple Mỹ để trả tiền cho nỗ lực nghiên cứu và phát triển mà Apple Mỹ đã thực hiện thay cho Apple Ireland. Các khoản thanh toán lên đến khoảng 2 tỷ USD trong năm 2011 và tăng đột biến vào năm 2014. Chi phí này, chủ yếu là do Apple Sales International chi trả, chiếm hơn một nửa số chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của Apple Mỹ.

Phán quyết Vestager cũng khiến nhiều công ty đa quốc gia trước đó cũng từng thỏa thuận về thuế tại châu Âu lo bị “sờ gáy”. Tháng 10 năm ngoái, Ủy ban châu Âu đã kết luận là Luxembourg và Hà Lan từng ưu đãi thuế cho Fiat và Starbucks. Hiện tới lượt Amazon và McDonald đang bị điều tra.

Phán quyết sẽ được kháng cáo. Tuy nhiên phải mất một thời gian dài mới được giải quyết. Khoản 13 tỷ euro chỉ bằng doanh thu 1 tháng của Apple mà thôi nên đối với Apple mà nói cũng không “mất máu” quá nhiều. Apple đã luôn luôn giữ một lượng lớn tiền mặt cất giấu ở nước ngoài chính là vì nó không muốn di chuyển dòng tiền vào nơi phải chịu đánh thuế.

Vấn đề trước mắt hơn là liệu các công ty toàn cầu thậm chí sẽ bận tâm với Ireland trong tương lai nếu họ không thể có được mức thuế mà họ muốn - và liệu rằng, về lâu dài, sẽ làm giảm tổng doanh thu từ thuế ở châu Âu.

Do đó, Apple đã công bố một báo cáo dài có liên quan tới phán quyết thuế Vestager.

"Ngoài việc ảnh hưởng tới những mục tiêu của Apple, những ảnh hưởng sâu sắc và có hại nhất của phán quyết này đó là tới việc đầu tư và tạo việc làm ở châu Âu. Nếu theo như lập luận của Ủy ban châu Âu, mỗi công ty ở Ireland và khắp châu Âu là đột nhiên có nguy cơ bị chịu thuế theo bộ luật chưa từng tồn tại”

"... Chúng tôi cam kết với chính phủ Ireland rằng chúng tôi có kế hoạch tiếp tục đầu tư ở đó, vẫn phát triển và phục vụ khách hàng của chúng tôi bằng nhiệt huyết và lòng đam mê, cùng cam kết chất lượng".

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM