Bất ngờ với thứ hạng của Việt Nam trong 100 quốc gia và vùng lãnh thổ an toàn nhất thế giới trong đại dịch Covid-19
Chỉ ghi nhận hơn 300 ca mắc Covid-19 và không có trường hợp tử vong, Việt Nam xếp thứ 20 trong danh sách 100 quốc gia và vùng lãnh thổ an toàn nhất thế giới trong đại dịch Covid-19.
Ngày 5/6 vừa qua, tạp chí Forbes đã công bố danh sách 100 quốc gia và vùng lãnh thổ an toàn nhất thế giới trong đại dịch Covid-19, dựa trên số liệu của Deep Knowledge Group.
Theo đó, ở thời điểm hiện tại Thụy Sĩ là nước an toàn nhất trong đại dịch. Còn quốc gia Bắc Phi – Nam Sudan là nơi nguy hiểm nhất, theo một báo cáo 250 trang về vấn đề này.
Nước Mỹ thì sao? Với tổng số ca mắc SARS-CoV-2 lên tới hơn 2 triệu người và hơn 112.000 trường hợp tử vong, Mỹ hiện đứng thứ 58 trong danh sách.
Báo cáo của Deep Knowledge Group dựa trên 130 thông số định lượng, định tính và hơn 11.400 điểm dữ liệu trong các tiêu chí như hiệu quả kiểm dịch, theo dõi và phát hiện, sự sẵn sàng của thiết bị y tế và hiệu quả của chính phủ. Deep Knowledge Group là tập đoàn gồm các công ty và tổ chức phi lợi nhuận thuộc sở hữu của Deep Knowledge Ventures, một công ty đầu tư được thành lập vào năm 2014 tại Hong Kong.
Một điều cần lưu ý là đã có sự thay đổi đáng kể trong bảng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ an toàn nhất thế giới qua các tháng của đại dịch. Ban đầu, những nước có thể phản ứng nhanh với khủng hoảng và có mức độ sẵn sàng đối phó với tình trạng khẩn cấp cao được xếp hạng cao hơn. Còn bây giờ, những nước kiểm soát dịch tốt và có nền kinh tế mau phục hồi lại ở vị trí cao hơn.
Theo nghiên cứu, Thụy Sĩ và Đức đạt được vị trí số 1 và số 2 nhờ khả năng phục hồi của nền kinh tế và do những cách cẩn trọng mà họ đang thực hiện để nới lỏng lệnh phong tỏa và đóng băng kinh tế dựa trên thực tế và khoa học mà không phải hy sinh sức khỏe cũng như sự an toàn của cộng đồng.
Dưới đây là danh sách 100 quốc gia an và vùng lãnh thổ toàn nhất thế giới trong đại dịch Covid-19, theo Deep Knowledge Group:
1. Thụy Sĩ
2. Đức
3. Israel
4. Singapore
5. Nhật Bản
6. Áo
7. Trung Quốc
8. Úc
9. New Zealand
10. Hàn Quốc
11. Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
12. Canada
13. Hong Kong
14. Na Uy
15. Đan Mạch
16. Đài Loan
17. Ả rập Saudi
18. Hungary
19. Hà Lan
20. Việt Nam
21. Kuwait
22. Iceland
23. Vương quốc Baranh
24. Phần Lan
25. Luxembourg
26. Qatar
27. Công quốc Liechtenstein
28. Ba Lan
29. Cộng hòa Litva
30. Malaysia
31. Latvia
32. Slovenia
33. Oman
34. Hy Lạp
35. Estonia
36. Croatia
37. Thổ Nhĩ Kỳ
38. Ireland
39. Georgia
40. Cộng hòa Síp
41. Chile
42. Montenegro
43. Cộng hòa Séc
44. Cộng hòa Malta
45. Tây Ban Nha
46. Bồ Đào Nha
47. Thái Lan
48. Bulgary
49. Greenland
50. Mexico
51. Uruguay
52. Vatican
53. Ý
54. Serbia
55. Philippines
56. Ấn Độ
57. Romania
58. Mỹ
59. Slovakia
60. Pháp
61. Nga
62. Argentina
63. Belarus
64. Vương quốc Monaco
65. Thụy Điển
66. Ukraine
67. Gibraltar
68. Vương quốc Anh
69. Cộng hòa Nam Phi
70. San Marino
71. Kazakhstan
72. Liên bang Bosnia và Herzegovina
73. Iran
74. Ecuador
75. Azerbaijan
76. Mông Cổ
77. Lebanon
78. Bỉ
79. Andorra
80. Quần đảo Cayman
81. Armenia
82. Moldova
83. Myanmar
84. Bangladesh
85. Sri Lanka
86. Ai Cập
87. Tunisia
88. Albania
89. Jordan
90. Panama
91. Brazil
92. Maroc
93. Algeria
94. Honduras
95. Paraguay
96. Peru
97. Indonesia
98. Campuchia
99. Lào
100. Bahamas
Điều quan trọng cần lưu ý là đây chỉ là đánh giá rủi ro của một tổ chức dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau chứ không chỉ dựa vào số ca mắc SARS-CoV-2 và số ca tử vong. Các khu vực khác nhau của một quốc gia và vùng lãnh thổ cũng sẽ khác nhau về rủi ro.
Theo báo cáo của Deep Knowledge Group, những nơi có nguy cơ cao nhất hiện nay là Nam Mỹ, châu Phi hạ Sahara cùng một số quốc gia ở Trung Đông và khu vực châu Á Thái Bình Dương.