Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân theo Luật năm 2023

12/11/2023 09:45 AM | Xã hội

Tại dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, Bộ Công Thương đề xuất bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Dự thảo nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 9 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật; Không được cung cấp cho người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân theo Luật năm 2023 - Ảnh 1.

Tại dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, Bộ Công Thương đề xuất bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Cập nhật nhanh và chính xác hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương và tỉnh thành trên cả nước
Cập nhật nhanh và chính xác hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương và tỉnh thành trên cả nước
Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại, ngoài việc thực hiện các trách nhiệm quy định trên, còn phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo nội quy do ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại ban hành và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã và ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, khu thương mại.

Theo đó, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân theo Luật năm 2023 - Ảnh 2.

Cập nhật nhanh và chính xác hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương và tỉnh thành trên cả nước

Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, khu thương mại có các trách nhiệm: Ban hành nội quy theo quy định của pháp luật trong đó phải có các nội dung cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm: quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, người bán hàng; người có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, phản ánh của người tiêu dùng và biện pháp xử lý vi phạm.

Hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại khi được yêu cầu; Đặt và duy trì hoạt động của cân đối chứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.

Thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa trong khu vực chợ, trung tâm thương mại; Thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật.

Định kỳ 6 tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý.

Báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định của pháp luật có liên quan khác; Xử lý vi phạm theo nội quy đã được phê duyệt.

Bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong thực thi Luật bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Công Thương cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thông qua ngày 20/6/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là văn bản có phạm vi tác động tới nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể trong xã hội. Một số quy định của Luật có tác động tới số lượng lớn chủ thể, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân kinh doanh như: quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật…

Một số quy định có tính mới trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần có hướng dẫn chi tiết để bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực thi như: khái niệm người có ảnh hưởng; tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện.

Do đó, việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết nhằm bảo đảm tính minh bạch, thống nhất trong cách tổ chức thực thi một số quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.

Theo Nguyễn Hoàng

Cùng chuyên mục
XEM