Báo Mỹ lấy BKAV của Nguyễn Tử Quảng làm hình mẫu cho khởi nghiệp Việt Nam

05/04/2016 11:05 AM | Kinh doanh

Dù không đạt được thành công như mong đợi nhưng tờ WSJ cho rằng những hiện tượng như BKAV và Flappy Bird cho thấy tham vọng theo đuổi con đường phát triển định hướng theo công nghệ, tạo đà cho viễn cảnh khởi nghiệp Việt Nam bùng nổ.

Các nhà đầu tư nước ngoài thì đánh giá Việt Nam là nơi có mức thuê nhân công và văn phòng giá rẻ.

Điều này hoàn toàn đúng. Bằng chứng là làn sóng những nhà sản xuất thiết bị đã chuyển tới Việt Nam thời gian gần đây.

Cùng thời điểm, các công ty công nghệ đa quốc gia như Samsung và Intel cũng đã thành lập những nhà máy lớn tại đây. Các sản phẩm điện thoại thông minh và thiết bị điện tử hàng đầu khác của Samsung hiện chiếm 10% lượng xuất khẩu của Việt Nam, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,6% trong năm 2015 – mức cao nhất từ nhiều năm nay.

Hiện tại, các công ty khởi nghiệp trong nước và doanh nghiệp tư nhân đang tìm cách thoát khỏi bóng của các công ty công nghệ nước ngoài và tự thành lập nên những tên tuổi của chính họ.

Gartner hiện xếp Việt Nam là một trong 5 nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài công nghệ thông tin hàng đầu châu Á – đứng cùng Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Sri Lanka. Điều đáng nói là thứ hạng này đã thay đổi từ vị trí thứ 30 vào năm 2010.

Còn theo kết quả từ một cuộc khảo sát công bố vào tháng 2, Việt Nam được xem là lựa chọn chi phí thấp dành cho nhiều công ty toàn cầu.

Các lập trình viên và kỹ sư địa phương cũng đang bước vào cuộc chơi của riêng họ. Theo số liệu mới nhất từ Bộ thông tin vào truyền thông, đã có hơn 100.000 doanh nghiệp đăng ký mở website trong năm 2013, tăng 170% so với năm trước đó.

Bkav – một công ty phần mềm diệt virut đang chuyển hướng sang lĩnh vực đồ điện tử tiêu dùng bằng việc ra mắt chiếc điện thoại di động "made in Vietnam" đầu tiên Bphone với tham vọng cạnh tranh cùng những tên tuổi như Samsung và Apple.

Trong ngày ra mắt BPhone - Ông Nguyễn Tử Quảng – CEO của công ty trong chiếc áo thun đen và quần jean được nhiều người ví von giống với phong cách của nhà sáng lập Apple Steve Jobs.

Nguyễn Hà Đông – nhà phát triển “Flappy Bird” – trò chơi trở thành hiện tượng vào năm 2014 cũng đang rục rịch quay trở lại. Anh đang lên kế hoạch ra mắt hàng loạt các trò chơi di động mới vào cuối năm nay.

Trong khi đó, FPT, một trong những tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam cũng đang lên kế hoạch xin cấp phép cung cấp 4G tại Việt Nam và dành ra khoảng 50 triệu USD mỗi năm để thâu tóm hoặc đầu tư vào những công ty khởi nghiệp tại Mỹ.

Thương mại điện tử cũng được đánh giá là lĩnh vực đang phát triển bùng nổ tại Việt Nam với doanh thu đạt 4 tỷ USD vào năm ngoái so với con số 700 triệu USD trong năm 2012. Đây là động lực ra đời của những công ty mới như Hotdeal.vn và nhiều nền tảng thương mại điện tử khác.

Dẫu vậy, không phải tất cả những dự án kể trên đều kết thúc một cách tốt đẹp như dự tính.

Chiếc điện thoại Bphone ra mắt vào năm ngoái của Bkav đã gặp triều chỉ trích bởi tồn tại quá nhiều lỗi. Hiện tại phía Bkav đang tiến hành cải thiện và phát triển mẫu mã khác thay thế và ngoài ra công ty còn muốn lấn sâu sang mảng thiết bị đeo tay như đồng hồ thông minh.

Dù chưa đạt được thành công như kỳ vọng nhưng tất cả những dự án kể trên cho thấy tham vọng theo đuổi con đường phát triển định hướng theo công nghệ rõ ràng của Việt Nam.

Như ông Bình đã nói, Việt Nam có rất nhiều lợi thế. Trong một khảo sát của OECD, các học sinh của Việt Nam đã xuất sắc hoàn thành một bài kiểm tra và xếp thứ 12 thế giới trong lĩnh vực khoa học và toán học so với thứ hạng 28 của Mỹ.

Ông Bình cũng cho biết thêm bản thân Việt Nam cũng cần tự "marketing" để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ nước ngoài.


CEO Google Pichai trong lần ghé thăm Hà Nội

CEO Google Pichai trong lần ghé thăm Hà Nội

Công ty mẹ Google là Alphabet mới đây tuyên bố kế hoạch đào tạo 1.400 kỹ sư tại Việt Nam. CEO của Google là Sundar Pichai cũng đã ghé thăm Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái và tham dự diễn đàn doanh nhân công nghệ Việt Nam.

Anh nói rằng các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được thành công toàn cầu bởi lượng người dùng Internet đang ngày một gia tăng và văn hóa doanh nhân cũng khởi sắc hơn trước.

Trò chuyện cùng 20 người tại một quán cà phê ở trung tâm Hà Nội, Pichai nói rằng anh không thấy có bất kỳ lý do nào để nói rằng các công ty Việt Nam không thể đuổi kịp những người đồng nghiệp của họ tại Trung Quốc và Ấn Độ.

“Vấn đề chỉ còn là thời gian và tôi nghĩ rất nhiều trong số các bạn đã bắt tay vào hành động rồi”, Pichai nói.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM