"Bạn cho rằng thách thức là trở ngại nhưng tôi tin đó là cơ hội": Quan điểm của anh chàng bán phụ kiện trở thành CEO hãng thời trang danh tiếng
Ít ai biết rằng trước khi trở thành CEO của hãng thời trang hàng đầu thế giới, Umar Kamani chỉ là một anh chàng chuyên bán phụ kiện.
Boohoo và Pretty Little Things tuy không phải là hãng thời trang cao cấp nhưng đều là những nhãn hàng đắt khách nhất trên thế giới trong vài năm gần đây. Giám đốc điều hành đứng sau cả hai nhãn hàng gần như chiếm trọn thị trường thời trang bình dân chính là CEO trẻ tuổi, Umar Kamani.
"Bạn cho rằng thách thức là trở ngại nhưng tôi tin đó là cơ hội”, Kamani chia sẻ
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Huffington Post, Umar Kamani đã tiết lộ về con đường khởi nghiệp đầy kinh ngạc của mình. Chỉ sau 4 năm, từ một anh chàng chuyên bán phụ kiện chỉ bán được 20 sản phẩm một tuần đã trở thành giám đốc điều hành hãng thời trang toàn cầu, tiêu thụ hơn 20.000 đơn hàng mỗi ngày. Điều gì đã khiến anh ấy thành công nhanh chóng như vậy?
Xuất thân trong gia đình truyền thống kinh doanh
Đối với Kamani, người tác động và cố vấn cho anh không ai khác chính là cha anh, cựu giám đốc thương hiệu Boohoo.
Kamani xuất thân trong một gia đình đều là doanh nhân, lãnh đạo. Điều này đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ của anh ngay từ khi còn nhỏ: “Cha tôi là một nhà lãnh đạo. Ông rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh chính vì thế mà từ nhỏ tôi đã muốn trở thành một doanh nhân giống như ông”, Kamani chia sẻ.
Tuy xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh nhưng Kamani lại tự lập nghiệp và vô cùng hứng thú với lĩnh vực thời trang. Ngay từ khi còn đi học, Kamani đã kiếm được không ít lợi nhuận từ việc buôn bán hàng trên mạng xã hội và có khả năng nắm bắt xu thế nhạy bén.
“Chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ và phương tiện truyền thông. Những yếu tố thuận lợi thúc đẩy kinh doanh. Tôi được chứng kiến việc kinh doanh của cha phát triển đến mức kinh ngạc. Nó đã thôi thúc tôi khao khát xây dựng một con đường kinh doanh riêng.
Vì vậy, tôi quyết định bắt đầu kinh doanh phụ kiện cùng anh trai. Tôi nghĩ rằng nó sẽ phát triển tốt bởi nhu cầu sử dụng phụ kiện thời trang ngày càng nhiều của phụ nữ. Ban đầu, chỉ có vài chục người mua, tôi vừa bán hàng kiêm luôn người vận chuyển nhưng sau đó đông khách hàng hơn tôi lại nhen nhóm mở rộng quy mô”, Kamani nói.
Mở rộng quy mô kinh doanh, coi thử thách là cơ hội
Nắm bắt được thế mạnh của bản thân và nhu cầu thị trường, Kamani quyết định thành lập nhãn hàng thời trang riêng và đặt tên thương hiệu là Pretty Little Things.
Tuy nhiên, gặp phải khó khăn trong giai đoạn đầu lập nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Trong 2 năm đầu tiên, nhãn hiệu thời trang của anh đã không ít lần đứng trước nguy cơ phá sản, thâm hụt vốn. Khó khăn và thách thức khiến Kamani học được nhiều điều hơn trong kinh doanh.
“Bạn cho rằng thách thức là trở ngại nhưng tôi tin đó là cơ hội”, Kamani cho biết, anh chuyển trọng tâm ngưng sản xuất sản phẩm mà thay vào đó chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, cải thiện hàng tồn kho. Chính vì thế mà chỉ trong một thời gian ngắn, doanh nghiệp của Kamani đã hoạt động mạnh mẽ trở lại.
Bên cạnh đó, Mahmud Kamani đã nhờ đến chuỗi bán lẻ để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, sử dụng trang thương mại điện tử chuyên bán hàng thời trang bình dân để làm bàn đạp cho sự phát triển của hãng.
"Nắm bắt xu thế thời trang nên chúng tôi thắng rất nhiều thương vụ. Mỗi mùa lại có một món đồ gì đó tạo thành cơn sốt. Chẳng hạn, năm nay là áo gilê lông. Nếu bước xuống đường phố Anh, bạn sẽ thấy cửa hàng thời trang nào cũng bán áo gilê lông của chúng tôi".
Cho đến hiện nay, mặc dù không phải là nhãn hàng thời trang cao cấp nhưng với mẫu mã thời trang và giá cả phải chăng, Pretty Little Things của anh chàng CEO trẻ tuổi Kamani vẫn là một trong những thương hiệu thời trang toàn cầu.