Bán bảo hiểm với giá cốc trà đá, ủ mưu dựa vào Grab, Momo,... để bùng nổ nhưng bị shark Liên cho là 'không hiểu gì về bảo hiểm', startup nhận được nửa triệu USD đầu tư từ Shark Thuỷ và Shark Dũng

24/10/2019 08:34 AM | Kinh doanh

Miin là một nền tảng bán bảo hiểm trực tuyến, trong đó mỗi ngày người sử dụng sẽ đóng 2.000 đồng vào một quỹ và khi người trong quỹ đó gặp rủi ro thì sẽ dùng số tiền đó để chi trả.

Được shark Liên liên tục "xoay như chong chóng"

Xuất hiện trong tập 14 Shark Tank mùa 3, Nguyễn Bảo Trọng- founder của CTCP Miin Việt Nam kêu gọi 500.000 USD cho 15% cổ phần công ty. Theo giới thiệu, Miin là một nền tảng bán bảo hiểm trực tuyến, trong đó mỗi ngày người sử dụng sẽ đóng 2.000 đồng vào một quỹ và khi người trong quỹ đó gặp rủi ro thì sẽ dùng số tiền đó để chi trả. Ngoài ra điểm khác biệt của Miin là cuối năm số tiền trong quỹ còn lại sẽ được tính toán trả lại cho tất cả người dùng.

Nhận định của founder Bảo Trọng cho biết hiện tại Việt Nam có 60 triệu người tương đương 58% dân số không có bảo hiểm. Anh đánh giá đây là dung lượng thị trường cực lớn chưa có ai động đến và "là đại dương xanh mà các shark tha hồ bơi lội trong đó".

Vốn là người kinh doanh bảo hiểm 30 năm, Shark Liên ngay lập tức đặt câu hỏi về giấy phép hoạt động của Miin. Đơn vị này cho biết họ hiện là một đại lý bảo hiểm. cũng cho biết mình mới tham gia ngành này và bảo hiểm có 3 cấp độ gồm: đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và hãng bảo hiểm gốc. Hiện Miin là đại lý cho công ty bảo hiểm PTI.

Mặc dù là đại lý tuy nhiên theo giải thích Miin không bán những sản phẩm có sẵn của công ty bảo hiểm gốc mà chủ động đề xuất những sản phẩm mới dựa trên những nghiên cứu của mình. Nhà sáng lập này cho biết hiện có 2 vấn đề vướng mắc về phía người mua bảo hiểm. Thứ nhất là nhận thức và niềm tin đóng bảo hiểm sẽ mất tiền. Do đó Miin nhắm tới việc khi tham gia vào sẽ đem lại cho khách hàng giá trị chỉ có hoà hoặc thắng bởi phí bảo hiểm họ đóng vào, cuối năm không bồi thường sẽ được trả lại. Vấn đề thứ 2 là chi phí bảo hiểm khi mua qua Miin rất thấp, giá chỉ bằng cốc trà đá nên người mua sẽ quyết định rất nhanh. Thứ 3 là được bồi thường trực tuyến.

Shark Liên tiếp tục đặt ra nghi vấn về rào cản pháp lý: Em phải xem kỹ đại lý của em có đủ điều kiện về mặt pháp lý không. Sản phẩm của em ổn nhưng nếu chưa được Bộ tài chính cho phép thì em cũng không được phép lưu hành trên thị trường. Thứ 2 muốn thu tiền của dân không đơn giản. Em thu 2.000 đồng, em có quỹ và quỹ đó phải được nhà nước cho phép. Với tất cả các điều trình bày, tôi thấy bạn chưa hiểu gì về bảo hiểm cả. Bạn kêu gọi tiền nhằm mục đích gì?

Nguyễn Bảo Trọng: Về mặt pháp lý Miin được PTI chấp thuận và trả 2% phí. Hoa hồng Miin nhận được từ 0-30 đến 40% tuỳ vào sản phẩm bảo hiểm và hiện Miin không phải chia cho đại lý khác.

Bán bảo hiểm với giá cốc trà đá, ủ mưu dựa vào Grab, Momo,... để bùng nổ nhưng bị shark Liên cho là không hiểu gì về bảo hiểm, startup nhận được nửa triệu USD đầu tư từ Shark Thuỷ và Shark Dũng - Ảnh 1.

Founder Nguyễn Bảo Trọng

Shark Liên đặt câu hỏi về việc Miin chỉ là đại lý và không có quyền chi trả bồi thường. Nhà sáng lập cho biết tiền thu từ bán bảo hiểm sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của PTI tuy nhiên Miin có khoản ứng trước nên có thể thực hiện nghiệp vụ bồi thường.

Nguyễn Bảo Trọng phân tích thêm để một người tải app đã khó với app bảo hiểm càng khó hơn bởi nhu cầu của họ không có, ngoài ra là thời gian tái tụng lâu. Để khắc phục điểm yếu này, Miin dùng chiến lược 3 nước để thu hút người dùng: Thứ nhất là cố gắng đưa ra các sản phẩm mới như sản phẩm sức khoẻ (B2C). Thứ 2 là bán hợp đồng bảo hiểm tình yêu, hiện đang trong giai đoạn làm thương hiệu. Thứ 3 tận dụng các nền tảng platform khác như booking vé tàu, vé xe, vé máy bay hay di chuyển. Theo đó Miin sẽ cố gắng tích hợp vào những app này, mặc định bán kèm bảo hiểm ở mức phí rất nhỏ.

Shark Liên nhận xét: Ý tưởng của bạn rất hay nhưng cách thức của bạn đi đang bị rối, chưa biết đối tượng ở đâu. Điều thứ 2 bạn phải biết hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh có điều kiện và vẫn bị kiểm soát bởi nhà nước. Thay nhà nước quản lý là Bộ Tài chính và Cục Giám sát. Bài toán khác là bạn tiếp xúc như nào để các công ty bảo hiểm chấp nhận bạn.

Nguyễn Bảo Trọng chia sẻ về sự khác biệt của Miin: Hiện các ứng dụng như Grab hay Momo không có bồi thường bảo hiểm. Nếu như trong những app đó có thể bồi thường được bảo hiểm thì quy mô rất lớn. Những công ty lớn họ chưa nhìn ra dung lượng thị trường thì cách của mình phải đi sớm và mình phải đi thật nhanh.

Shark Liên chốt deal: Tôi là người trong ngành và chưa hiểu bạn muốn gì nữa. Tôi thấy bạn mới chỉ dừng lại ở đại lý nhỏ, bạn cần tham khảo thêm thị trường để nắm bắt được thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thứ 2 bạn phải xem lại chiến lược kinh doanh của mình. Vì vậy tôi không đầu tư.

Về phía Shark Hưng, nhà đầu tư này hướng sự chú ý của Trọng tới Shark Dũng thích công nghệ và Shark Việt đang đầu tư bệnh viện và quyết định không đầu tư. Tương tự Shark Hưng, Shark Việt cho rằng mô hình của Miin quá mới mẻ cũng như không hiểu rõ cách tiếp cận khách hàng đồng thời nhận thấy định giá cao nên quyết định không đầu tư.

Màn hợp tác của Shark Dũng và Shark Thuỷ

Bán bảo hiểm với giá cốc trà đá, ủ mưu dựa vào Grab, Momo,... để bùng nổ nhưng bị shark Liên cho là không hiểu gì về bảo hiểm, startup nhận được nửa triệu USD đầu tư từ Shark Thuỷ và Shark Dũng - Ảnh 2.

Khi được Shark Thuỷ đặt câu hỏi sử dụng khoản gọi vốn như thế nào, Nguyễn Bảo Trọng cho biết sẽ dùng để đẩy tăng trưởng trong 2 năm tới. Founder này cũng tự tin cam kết tốc độ tăng trưởng 200% ít nhất đến tháng 12/2019 và sẽ đạt 1 triệu USD doanh số.

Khác với các cá mập khác, Shark Thuỷ đánh giá Miin là mô hình công nghệ trong bảo hiểm và sẽ trở thành xu thế tiềm năng. Tuy nhiên ông cũng nhận định trong lĩnh vực công nghệ có rất nhiều người làm và chỉ có kẻ số 1, số 2 mới có đất sống, còn không sẽ đào thải. Shark Thuỷ đưa ra đề nghị hợp tác với Shark Dũng bởi cá mập này có hệ sinh thái về công nghệ. Về phía mình, Shark Thuỷ cho biết sở hữu hệ sinh thái giáo dục nên có thể bán kèm hay tặng cho khách hàng bảo hiểm. Shark Thuỷ đưa ra đề nghị 500.000 USD cho 30% cổ phần.

Nhận định mình là người dùng cuối và mù tịt về bảo hiểm nhưng dưới góc độ đầu tư, Shark Dũng cho rằng đây là mảng rất tiềm năng. Điều thứ 2 khiến cá mập công nghệ đánh giá cao là niềm tâm huyết của nhà sáng lập do đó muốn cùng Shark Thuỷ hỗ trợ startup.

"Em xin đề xuất 500.000 cho 20% cổ phần vì con đường đi còn rất dài. Em có thể cam kết tất cả KPI các Shark đưa ra", Nguyễn Bảo Trọng đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu.

Shark Dũng tiếp tục đặt câu hỏi liệu founder có sẵn sàng hạ bớt tỷ lệ cổ phần của mình xuống trong trường hợp có nhà đầu tư tham gia.

Đáp lại, Nguyễn Bảo Trọng cho biết mình không có nhu cầu giữ nhiều cổ phần. "Em muốn có người đồng hành cùng mình chứ không phải khoản đầu tư đơn giản", anh cho biết. Đồng thời Trọng đưa ra đề xuất 500.000 USD cho 20% cổ phần như ban đầu nhưng tự đưa mức cam kết tăng trưởng 200% đến cuối năm, nếu cuối năm không đạt KPI thì các Shark có thêm 5% cổ phần. Nhà sáng lập này tự tin kế hoạch đã vạch ra cho 2 năm tới của mình sẽ thực hiện được.

Tuy nhiên Shark Thuỷ lại cho rằng nếu Miin không đạt được KPI thì không có ai trả lại tiền cho nhà đầu tư. Do đó cá mập này đưa ra lại đề nghị 500.000 USD cho 25% cổ phần.

Shark Dũng cho biết thêm cách startup thường dùng nếu đạt KPI sẽ tiến hành ESOP (bán cổ phần cho nhân viên). Đây là một cách tăng cổ phần cũng như thưởng cho đội ngũ.

Cuối cùng Nguyễn Bảo Trọng đồng ý với phương án 500.000 USD cho 25% cổ phần với sự tham gia liên minh Shark Dũng và Shark Thuỷ. Anh cũng cho biết thêm dù kết quả thấp hơn kỳ vọng nhưng khi có sự hợp tác các Shark thì Miin sẽ đi rất nhanh. Mặc dù rất thích Shark Việt nhưng Trong khá tiếc khi cá mập này không đầu tư, đồng thời hy vọng sẽ được hợp tác trong tương lai.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM