Bài toán cân não của các doanh nghiệp giữa việc làm sao để vừa có lợi nhuận vừa có ‘chuỗi cung ứng xanh’ và câu trả lời từ Tập đoàn bền vững nhất thế giới
Được vinh danh là Công ty bền vững nhất thế giới do tạp chí Times bình chọn, Schneider Electric đã phát triển các ý tưởng đổi mới sáng tạo dựa trên cơ sở dữ liệu về những xu hướng lớn mang tính tất yếu.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và các yêu cầu về bền vững ngày càng gia tăng, khái niệm chuỗi cung ứng xanh (Green Supply Chain) đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp.
Chuỗi cung ứng xanh không chỉ tập trung vào việc giảm thiểu tác động môi trường mà còn giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra giá trị lâu dài. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang mô hình chuỗi cung ứng xanh cũng đặt ra nhiều thách thức và bài toán cho các doanh nghiệp đầu ngành.
Tại Innovation Summit 2024 diễn ra vào ngày 2/8 do Schneider Electric tổ chức đã có những chia sẻ chuyên sâu về "chuỗi cung ứng xanh", những ưu điểm và thách thức trong quá trình thực hiện. Hội nghị diễn ra với sự tham gia của nhiều diễn giả là đại diện cấp cao từ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, Hiệp Hội Các Doanh Nghiệp Châu Âu Tại Việt Nam (EuroCham), và các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu. Ngoài ra hội nghị còn có hơn 1.000 chuyên gia, khách hàng, đối tác từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Không thể phủ nhận, việc thực thi, áp dụng "chuỗi cung ứng xanh" giúp các doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ từ khách hàng và các bên liên quan, nhờ vào cam kết về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Điều này không chỉ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Chuỗi cung ứng xanh cũng giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí năng lượng và nguyên liệu. Ví dụ, việc giảm lượng chất thải và tái chế sản phẩm không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giảm chi phí vận hành.
Trên thực tế, ngày càng nhiều quốc gia và khu vực ban hành các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng xanh có thể dễ dàng tuân thủ các quy định này và tránh được các khoản phạt hoặc hình phạt.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh. Đầu tiên, chi phí đầu tư cao cho công nghệ mới và cải tiến quy trình có thể tạo ra gánh nặng tài chính đáng kể. Bên cạnh đó, việc quản lý chuỗi cung ứng phức tạp hơn yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và quy trình quản lý nghiêm ngặt hơn.
Doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào đào tạo và thay đổi văn hóa tổ chức để đảm bảo rằng tất cả các cấp đều thực hiện cam kết về môi trường. Cuối cùng, việc đo lường hiệu quả và tác động môi trường của các biện pháp xanh là một thách thức lớn, đòi hỏi các công ty phát triển các chỉ số và công cụ đánh giá phù hợp.
Chia sẻ tại Innovation Summit 2024, ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons cũng thừa nhận khó khăn của các doanh nghiệp trong việc theo đuổi việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh khi phải làm sao để cân bằng được vấn đề vừa có lợi nhuận, vừa đạt được mục tiêu "xanh".
Và để giải quyết được những khó khăn đó, Schneider Electric đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua các thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh.
Điển hình trong số đó có thể kể đến nền tảng CONNECT cung cấp một giải pháp trí tuệ công nghiệp toàn diện, cho phép tích hợp và tối ưu hóa toàn bộ hệ sinh thái doanh nghiệp từ phần mềm, ứng dụng đến dữ liệu, đồng thời tạo ra Bản sao số hóa thông minh để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tiếp theo đó là thiết bị đóng cắt MasterPacT MTZ Active hỗ trợ cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng và giảm phát thải carbon. Trong ngành công nghiệp, các giải pháp như EcoStruxure Machine Expert Twin và Lexium Cobot giúp giảm chi phí và thời gian vận hành, trong khi EcoStruxure Automation Expert cung cấp nền tảng tự động hóa mở để đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu…
"Trước những biến động của thế giới trên mọi khía cạnh, công nghệ, đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa để chúng ta giảm lượng khí thải và thu hẹp khoảng cách giữa tiến bộ và tính bền vững. Schneider Electric với vai trò là nhà tiên phong kiến tạo tác động, mục tiêu của chúng tôi là hướng đến trao quyền cho các đối tác, khách hàng để họ có thể tạo tác động bền vững mạnh mẽ hơn", Ông XingJian Pang, Tổng Giám đốc điều hành Schneider Electric khu vực Đông Á phát biểu.
NHỮNG XU HƯỚNG LỚN
Được vinh danh là Công ty bền vững nhất thế giới do tạp chí Times bình chọn, Schneider Electric đã phát triển các ý tưởng đổi mới sáng tạo dựa trên cơ sở dữ liệu về những xu hướng lớn mang tính tất yếu, có tác động trên toàn thế giới mà tập đoàn đã nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua.
Cân bằng toàn cầu mới: Quá trình toàn cầu hóa chậm lại, xung đột chính trị, các chính sách bảo hộ thương mại và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đã dẫn tới xu hướng nền kinh tế độc lập và hồi hương những ngành sản xuất quan trọng. Để ứng phó với tình trạng này, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng phục hồi bằng cách áp dụng công nghệ mới, tăng cường hợp tác và thực hành phát triển bền vững.
Dịch chuyển về sự thịnh vượng: Trạng thái cân bằng toàn cầu đã bắt đầu định hình lại thế giới, một cuộc dịch chuyển lớn về sự thịnh vượng - sự dịch chuyển của nhu cầu năng lượng trong tương lai sẽ tập trung chủ yếu ở các khu vực như Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi.
Biến đổi khí hậu: Việc phát triển cơ sở hạ tầng mang đến cơ hội to lớn nhưng cũng tạo nên những lo ngại về biến đổi khí hậu khi các tòa nhà, công trình xây dựng yêu cầu sử dụng năng lượng ngày càng nhiều. Theo khảo sát của Schneider Electric, năm 2023, 46% doanh nghiệp Việt Nam đã gánh chịu thiệt hại kinh tế nặng nề do thiên tai khắc nghiệt gây ra trong năm 2023. Schneider Electric là một trong những công ty đầu tiên được xác nhận cam kết năm 2030 và 2050, được công nhận bởi tổ chức SBTi - Sáng kiến mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học.
Số hóa và AI (Digitalization and AI): Để ứng phó với khủng hoảng kép về khí hậu và năng lượng, đòi hỏi số hóa và áp dụng AI để tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tính bền vững.
Chuyển dịch năng lượng (Energy Transition): Công nghệ chính là giải pháp giúp giải quyết giúp giảm phát thải khi được đánh giá có thể loại bỏ 70% phát thải CO2 trong chuỗi mắt xích năng lượng - lĩnh vực tiêu thụ năng lượng nhiều nhất.
Bà Chris Leong - Phó Chủ tịch Tập đoàn, Phụ trách Marketing Toàn cầu của Schneider Electric chia sẻ: "Với 5 xu hướng lớn tất yếu, chiến lược phát triển của Schneider Electric sẽ tập trung vào việc chuyển đổi tập đoàn trở thành lãnh đạo về công nghệ trong công nghiệp. Trung tâm dữ liệu, Tòa nhà, Công nghiệp, Cơ sở hạ tầng là 4 lĩnh vực chính được đánh giá có tác động lớn đến việc giảm phát thải các-bon mà chúng tôi đầu tư hỗ trợ trong tương lai nhằm đẩy nhanh lộ trình đạt mục tiêu Net Zero 2050".
Nhìn chung, chuỗi cung ứng xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng một tương lai bền vững. Schneider Electric cung cấp các giải pháp tiên tiến giúp doanh nghiệp vượt qua các thách thức khi chuyển đổi sang mô hình chuỗi cung ứng xanh, từ việc tối ưu hóa quy trình sản xuất đến việc nâng cao hiệu quả năng lượng. Bằng cách áp dụng những giải pháp này, doanh nghiệp có thể không chỉ đáp ứng các yêu cầu về môi trường mà còn tạo ra giá trị lâu dài và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.