Bài học từ sao nhí mua nhà, tậu xe ở tuổi 20, sau đó phải đi làm thêm vì rắc rối tài chính

08/11/2022 11:12 AM | Sống

Người trẻ cần cẩn thận và chuẩn bị kế hoạch cho những rắc rối tài chính ập đến bất ngờ.

Kim Sae Ron, bắt đầu sự nghiệp của mình khi mới 9 tuổi được biết đến là sao nhí khá nổi tiếng, có tiềm năng phát triển lớn. Ngay từ khi cô còn là một diễn viên nhí, các nhà phê bình đã đánh giá cao tác phẩm của nữ diễn viên.

Vừa mới đây, cô dính phải cuộc tranh cãi khi lái xe trong tài trạng nồng độ cồn vượt quá mức cho phép. Do các vấn đề cần phải giải quyết sau đó, nữ diễn viên được biết đến đang gặp phải khủng hoảng trong tài chính cá nhân. Đáng nói, trước đó, nữ diễn viên có giá trị tài sản ròng lên đến 2 triệu đô la (50 tỷ đồng), 1 con số khá lớn khi cô chỉ vừa tròn 22 tuổi năm nay.

Bài học từ sao nhí mua nhà, tậu xe ở tuổi 20, sau đó phải đi làm thêm vì rắc rối tài chính - Ảnh 1.

Kim Sae Ron khi còn bé - Ảnh: Pinterest

Sở hữu nhà và xe riêng ở độ tuổi 20

Trong tập cuối cùng của chương trình “On&Off” vào năm 2020, nữ diễn viên đã tiết lộ rằng với số tiền kiếm được từ những bộ phim đóng khi còn bé, cô đã mua được nhà và xe hơi cho riêng mình.

Với mức thu nhập lớn, liên tục xuất hiện trên các bộ phim đình đám, hiển nhiên việc mua được nhà và xe hơi lúc còn trẻ như vậy là kết quả tất yếu sau những nỗ lực của Kim Sae Ron. Tuy nhiên, có một vài lưu ý cho những người trẻ khi mua tài sản lớn, đặc biệt là bài toán nên mua nhà hay xe trước.

Đầu tiên, hãy trung thực về nhu cầu của bản thân. Bạn cần một chiếc ô tô để đến lớp hoặc đi làm hàng ngày, hay chỉ cho những chuyến phiêu lưu cuối tuần? Bạn có ý định sống ổn định ở 1 nơi trong thời gian đủ dài để mua nhà hay không? Tự hỏi bản thân và nghiên cứu về các quyết định này có thật sự cần thiết không?

Tiếp đến, hãy suy nghĩ về ngân sách của mình. Hãy nhìn nhận thực tế về tình hình tài chính của bản thân. Điều đó không chỉ bao gồm giá mua mà còn bao gồm ngân sách để sử dụng và chăm sóc chiếc xe hoặc ngôi nhà tương lai của bạn, bao gồm bảo dưỡng, bảo hiểm,... Đừng quên tính toán đến việc mua nhà hay tậu xe có ảnh hưởng đến các khoản tiết kiệm dự phòng của bạn hay không, bởi vì không biết đến khi nào bạn sẽ gặp khủng hoảng tài chính như Kim Sae Ron.

Bài học từ sao nhí mua nhà, tậu xe ở tuổi 20, sau đó phải đi làm thêm vì rắc rối tài chính - Ảnh 2.

Kim Sae Ron chia sẻ trong chương trình “On&Off”

Phải làm việc bán thời gian do gặp khủng hoảng tài chính

Sau sự cố lái xe trong tình trạng say xỉn tháng 5 vừa qua, sao nhí đã phải rút khỏi bộ phim đang quay. Kim Sae Ron và công ty quản lý đã đưa ra lời xin lỗi chính thức vì đâm vào một số lan can, cột đèn đường và một hộp biến thế điện dẫn đến mất điện tại khoảng 50 cửa hàng ở Cheongdam-dong.

Kim Sae Ron đã phải chi trả toàn bộ chi phí thay thế máy biến áp mà nữ diễn viên đã phá huỷ. Chi phí khoảng 20 triệu KRW (khoảng 400 triệu với tỷ giá vào tháng 5/2022). Kể từ khi vụ việc xảy ra, Kim Sae Ron đã đình chỉ mọi hoạt động của mình và được cho là đã đến thăm các cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng bởi tai nạn để bồi thường tài chính cho họ.

Ngoài ra, cũng có những thông tin nữ diễn viên đã phải bồi thường cho các hợp đồng quảng cáo, phim ảnh của mình. Vào ngày 4 tháng 11, phía công ty chủ quản của Kim Sae Ron đã chia sẻ về phía họ trước những tin đồn nữ diễn viên đang đi làm thêm: “Kim Sae Ron đã làm việc bán thời gian tại một quán cà phê do khó khăn về tài chính”.

Có thể thấy dù có khối tài sản lớn, nhưng khi các nguồn thu nhập bị cắt bỏ, đồng thời có những chi phí phát sinh từ khoản bồi thường, sao nhí đã gặp rắc rối trong tài chính. Do vậy, mỗi cá nhân cần có sự chuẩn bị, đặc biệt cho cả những tình huống bất ngờ.

Bài học từ sao nhí mua nhà, tậu xe ở tuổi 20, sau đó phải đi làm thêm vì rắc rối tài chính - Ảnh 3.

Kim Sae Ron - Ảnh: Pinterest

Rất có thể, ngân sách hiện tại của bạn bao gồm những thứ sau: nhu cầu của bạn (như tiền thuê nhà và thức ăn), mong muốn (như du lịch và sở thích), tiết kiệm và nợ. Nhưng khi mọi thứ trở nên khó khăn, bạn sẽ phải dùng đến ngân sách hạn hẹp. Nói cách khác, bạn cần bao nhiêu để tồn tại? Điều này sẽ chỉ tập trung vào các nhu cầu của bạn - nhà ở, thực phẩm, phương tiện đi lại và các nhu cầu cơ bản (chẳng hạn như dầu gội đầu hoặc dụng cụ vệ sinh). Có trong tay con số này có thể giúp bạn biết nên cắt giảm ở đâu.

Mọi người nên dành riêng một quỹ khẩn cấp để đề phòng trường hợp có điều gì đó bất ngờ xảy ra, cho dù đó là chi phí y tế, sửa chữa nhà hoặc xe hơi, hoặc một số thứ khác có thể yêu cầu một khoản tiền mặt khổng lồ ngoài ngân sách thông thường của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cần bị cho nghỉ việc bất ngờ, chắc chắn là một tình huống cần sử dụng quỹ khẩn cấp - xét cho cùng, các hóa đơn của bạn không biến mất vì bạn không kiếm ra tiền. Ngay từ bây giờ, hãy tích lũy quỹ đó nhiều nhất có thể.

Theo Koreaboo, Cosmo, Insider

Theo Tô Diệp

Cùng chuyên mục
XEM