Bài học mãi tới khi 50 tuổi tôi mới thấm: Giàu - nghèo khác nhau ở hai chữ ‘nghĩ thoáng’
Càng lớn lên, bạn sẽ càng nhận ra rằng điều thực sự quyết định việc chúng ta có thể tiến được bao xa trong cuộc sống không phải là sự vượt trội bên ngoài mà là hạnh phúc bên trong.
Khi nhà văn Lin Qingxuan còn trẻ, ông làm việc ở một trang trại. Vào mùa xuân, nhìn thấy nhiều cây ăn trái đâm chồi non xanh mướt, ông cảm thấy vô cùng xúc động. Tuy nhiên, có hai cây ăn trái không có nụ mới, cành khô héo, rõ ràng đã chết vào mùa đông.
Chủ vườn kể với ông rằng năm nào sau mùa đông, một số cây ăn quả cũng chết như vậy, đôi khi ngay cả những cây ra quả khỏe mạnh năm đó cũng không ngoại lệ.
Lin Qingxuan nhìn những cái cây chết này, buồn bã thở dài: Con người cũng giống như cây cối, chỉ khi luôn duy trì tâm trạng vui vẻ giống như khi chờ hạt giống nảy mầm, mới có thể dũng cảm sống sót qua mùa đông.
Càng lớn lên, bạn sẽ càng nhận ra rằng điều thực sự quyết định việc chúng ta có thể tiến được bao xa trong cuộc sống không phải là sự vượt trội bên ngoài mà là hạnh phúc bên trong. Chỉ bằng cách duy trì tâm trạng vui vẻ và đầy nắng, cuộc sống mới có thể được trẻ hóa về lâu về dài. Những người thực sự thông minh luôn đối xử tốt với cảm xúc của bản thân.
01
Đừng để tâm trạng của mình bị bệnh
Tôi có một người bạn làm trong lĩnh vực self-media, trong một khoảng thời gian, anh ấy luôn cảm thấy không thoải mái, cảm thấy mình không còn năng lượng và nước da cũng không còn được hồng hào. Vì thế tuần trước, anh đã đến gặp bác sĩ đông y để khám sức khỏe. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ cho biết anh ấy bị suy gan nặng.
Người bạn hỏi: "Vậy tôi nên làm gì lúc này?"
Bác sĩ trả lời: "Thứ nhất, hãy đi ngủ sớm và dậy sớm, thứ hai, nghĩ thoáng."
Nghĩ thoáng là gì?
Nghĩ thoáng có nghĩa là, đừng tìm vấn đề ở bên ngoài, hãy nhìn vào bên trong. Duy trì tâm trạng vui vẻ là điều kiện đầu tiên để có được sức khỏe.
Sau đó, cậu bạn bắt đầu suy ngẫm về khoảng thời gian vừa qua: Cách đây một tuần, cậu ấy bị sếp mắng vì mắc lỗi trong công việc, cậu ấy âm thầm bực mình suốt cả buổi chiều.
Mấy hôm trước khi đến bệnh viện khám bác sĩ, vì phải xếp hàng đợi số quá lâu, cậu ấy cũng bực mình trong suốt một tiếng đồng hồ.
Hôm trước vợ không đón con tan học đúng giờ, cậu ấy cũng âm thầm bực mình suốt nửa tiếng đồng hồ.
Khi nội tâm có vấn đề, sức khỏe của cơ thể liệu có thể tốt hơn?
Tôi nhớ lại điều nhà văn người Mỹ, John Steinbeck đã nói: Luôn sống trong thất vọng có thể giết chết bạn nhanh hơn nhiều so với vi khuẩn.
Nếu một người suốt ngày chìm trong tâm trạng chán nản, thứ bị ảnh hưởng không chỉ là cuộc sống mà còn là sức khỏe.
Học cách điều chỉnh tâm trạng của mình là một thực hành thiết yếu trong cuộc sống.
Một nhà văn từng kể một câu chuyện như sau: Trưởng khoa tim mạch của một trường đại học nổi tiếng bị đau tim và được đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
Sau khi cứu mạng, anh bắt đầu nghiêm túc ngẫm lại về lối sống của mình trước đó. Trong thời gian nằm viện, anh đã cẩn thận sắp xếp lại những chiêm nghiệm của mình, rồi cuối cùng cô đọng chúng lại thành hai quy tắc sống.
Hai quy tắc sống này không phải là những bí quyết bảo vệ sức khỏe quá xa vời, mà là những thực hành rất đơn giản:
Quy tắc 1: Đừng lãng phí năng lượng của bạn vào những vấn đề tầm thường.
Quy tắc 2: Mọi thứ đều là chuyện nhỏ.
Cuộc sống là vậy, những lo lắng tưởng chừng như nặng nề thực ra lại là chuyện rất nhỏ nhặt.
Tại nơi làm việc, hầu hết tất cả chúng ta đều gặp phải những ông chủ khó tính, những khách hàng khó chiều và cả những đồng nghiệp hay tám chuyện thiên hạ.
Trong cuộc sống, nào là khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái, nào là vợ chồng cãi nhau, bạn bè xa cách…
Tất cả, âu cũng đều là những chuyện hết sức bình thường.
Người xưa vẫn hay nói, thế gian 10 phần thì tới 8,9 phần không như ý.
Nếu bạn cho phép bản thân cảm thấy chán nản, việc nhỏ sẽ hóa to.
Học cách thư giãn, xem nhẹ mọi chuyện.
Cuộc đời chỉ có mấy chục năm, chăm sóc tốt tâm trạng mới là lòng tốt lớn nhất đối với cơ thể.
02
Người càng thông minh thì càng ít có khả năng rơi vào trạng thái tâm trạng tồi tệ
Một nhà văn đã từng kể một câu chuyện như vậy.
Trong bộ phận bán hàng của công ty họ, có một nữ đồng nghiệp tên Rose, người luôn có thành tích xuất sắc.
Một ngày nọ, trong công ty có tin đồn rằng có người đánh mất một viên kim cương trị giá hơn 300 triệu.
Sau đó, mọi người mới biết được rằng chiếc nhẫn kim cương đó có hình một bông hồng, đồng thời cũng là chiếc nhẫn đính hôn do chồng sắp cưới của cô ấy tặng, nó có ý nghĩa rất lớn.
Mọi người đều tiếc cho Rose nhưng chưa đầy một giờ sau khi bị mất chiếc nhẫn, cô đã điều chỉnh được cảm xúc, trò chuyện vui vẻ với khách hàng qua điện thoại.
Mặc dù hiệu suất của Rose rất ổn định, nhưng hoa hồng của công ty cũng không đủ để bù lại giá trị của chiếc nhẫn đó.
Rose ổn định về mặt cảm xúc, không phải vì cô ấy không thiếu tiền mà vì cô ấy có một suy nghĩ vô cùng thoáng.
Rose cho rằng tiền là vật ngoài thân, xem như là của đi thay người, không có gì quan trọng hơn tâm trạng của bản thân.
Rose không chìm đắm trong sự chán nản quá lâu sau sự cố chiếc nhẫn kim cương.
Cô vẫn vui vẻ nói chuyện với khách hàng, giọng nói thánh thót và nhanh chóng giành được một đơn hàng lớn khác.
Thông qua sự việc đó, nhà văn xúc động cảm thán trong một bài đăng của mình rằng:
"Những người luôn có tâm trạng tốt có khả năng biến nỗi buồn thành niềm vui ngay cả khi mọi việc không như ý muốn.
Chỉ cần bạn không mất bình tĩnh, vậy thì cuộc sống không có chuyện thắng thua, bởi lẽ bạn luôn là người chiến thắng."
Trên đời này, không có nút thắt nào không thể cởi, không có dòng sông nào không thể vượt qua.
Điều quan trọng là bạn có thể ổn định được tâm trạng của mình, không hoảng sợ khi gặp vấn đề và không cảm thấy buồn khi gặp thất bại hay không.
Trước khi nhà văn người Nhật Bản, Haruki Murakami, nổi tiếng, ông có một cuộc sống vô cùng nghèo khó.
Khi đó, ông nợ nần chồng chất và phải sống cùng vợ trong căn nhà hình tam giác vô cùng chật hẹp để mưu sinh.
Ngôi nhà đơn sơ không có TV, không đài, thậm chí không có đồng hồ báo thức.
Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, ông vẫn có thể duy trì tâm trạng tốt mỗi ngày.
Theo ông, do tính chất công việc, ngày nào ông cũng không cần phải vội vã đi làm, cũng không phải cúi chào sếp mà còn có thể gặp được đủ kiểu người thú vị, đó là một niềm hạnh phúc lớn lao.
Nhiều năm sau, Haruki Murakami, một nhà văn vô cùng nổi tiếng trong giới văn chương, đã nói thế này:
"Chỉ cần sống hạnh phúc nhất trong khả năng của mình là bạn đã như ý ở một mức độ nào đó."
Khi còn trẻ, người ta luôn cảm thấy những thất bại trước mắt sẽ khiến bản thân cả đời không thể vực dậy.
Nhưng càng lớn tuổi, bạn sẽ dần dần nhận ra rằng trải nghiệm đó dù có tồi tệ đến đâu, cuối cùng nó cũng sẽ qua đi, và nỗi đau dù có lớn cách mấy, sau này, cũng chỉ là chuyện nhỏ.
Thay vì chìm đắm trong nỗi thất vọng, hãy đối mặt với những thử thách mới với thái độ tích cực hơn.
Khi mọi thứ trở nên tốt hơn, tâm trạng của bạn cũng trở nên tốt hơn, những lo lắng của bạn sẽ vơi đi và cuộc sống của bạn trở nên suôn sẻ hơn.
03
Chăm sóc tốt tâm trạng của bạn quan trọng hơn bất cứ điều gì khác
Một nhà phê bình ẩm thực từng nói:
"Ý nghĩa của cuộc sống, nói một cách đơn giản, chính là sống hạnh phúc. Thật ra tìm được hạnh phúc cho riêng mình trong cuộc sống hàng ngày không phải là một điều quá khó khăn.
Trồng hoa, nuôi chim, uống trà, đi hiệu sách, đến tiệm bán nhạc cụ,… tất cả đều là những trường học giúp cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn."
Một nhà văn đã viết về một người như vậy trong bài báo có tiêu đề "Những người thảnh thơi giữa thành phố bận rộn".
Ông lão sống gần nhà ga và thường cầm một chiếc ghế gập ra bên ngoài ngồi ở cửa, quan sát người qua lại trên đường.
Cuộc sống của ông rất đơn giản.
Ngày ba bữa, bữa sáng gồm bánh bao khô, dưa chua và nước đun sôi.
Buổi trưa và buổi tối, ông sẽ tự mình làm mì, sợi mì có độ dày bằng nhau, bên trên rưới một ít nước sốt và thịt băm.
Khi không có việc gì làm, ông sẽ dậy sớm quét sàn, quét vỉa hè trước cửa.
Ông lão đã trải qua nhiều biến cố lớn trong cuộc đời như chiến tranh và nạn đói.
Nhưng những gian khổ này dường như chưa bao giờ để lại dấu vết trên khuôn mặt ông, ông luôn xuất hiện với nụ cười thường trực trên môi.
Một tâm trạng tốt nở rộ từ tận đáy lòng, in dấu trên khuôn mặt ông.
Vì vậy, dù đã 78 tuổi, khóe mắt tuy có nếp nhăn nhưng trông ông vẫn cực kì trẻ trung, đẹp lão.
Nhà thơ Balmont đã nói: "Để nhìn thấy ánh mặt trời, chúng ta đến thế giới. Để trở thành ánh mặt trời, chúng ta tồn tại trên đời".
Hạnh phúc thực ra rất gần gũi với chúng ta, chỉ cần chúng ta tận tâm với mỗi một việc tưởng chừng như rất tầm thường trước mắt, quản lý được tâm trạng mỗi ngày, vậy thì tia nắng mặt trời sẽ chiếu rọi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta.
Chẳng hạn, chọn một thỏi son mình thích trước khi ra ngoài, bạn sẽ cảm thấy thời tiết hôm nay tươi sáng hơn rất nhiều.
Đặt một bó hoa trong văn phòng sẽ khiến không khí làm việc trở nên sống động và tươi mới hơn.
Nấu một bữa thật ngon sau giờ làm việc, bạn sẽ thấy rằng sự mệt mỏi trong ngày đều được chữa lành nhờ đồ ăn.
Hãy cảm nhận những điều may mắn nhỏ bé trong cuộc sống bằng trái tim mình, vui vẻ quanh năm, ăn đủ ba bữa một ngày, ổn định tâm trạng của mình từng phút.
Khi bạn đối xử nhẹ nhàng với bản thân, cuộc sống sẽ đối xử nhẹ nhàng và tử tế với bạn.
▽
Nhà văn Tam Mao từng nói:
"Tôi cũng có những khi cảm thấy thất vọng với cuộc sống, nhưng khi quá quan tâm đến bản thân, những khi chán nản và thầm phàn nàn với ông Trời.
Nhưng khi nghĩ đến tất cả những gì mình đã có, tôi lập tức điều chỉnh tâm trạng, ngừng phàn nàn và sống vui vẻ.
Không chỉ vậy, tôi còn thích coi hạnh phúc như một 'căn bệnh truyền nhiễm', lây nhiễm cho xã hội và những người tôi tiếp xúc hàng ngày."
Cuộc đời của mỗi người là một quá trình, và tất cả những gì chúng ta mưu cầu chẳng qua cũng chỉ là một tâm trạng thoải mái, tự do và vui vẻ.
Càng lớn tôi càng nhận ra được rằng cuộc đời ai mà không có những thăng trầm.
Nhưng thay vì suốt ngày buồn bã, bồn chồn, hãy học cách tha thứ cho bản thân.
Không chán nản vì những chuyện tầm thường, không chán nản vì những nghịch cảnh nhất thời, đối mặt với cuộc đời bằng nụ cười là sự trí khôn lớn nhất của một người.