Bác sĩ cảnh báo: Những nguy hiểm không ngờ khi bạn lấy ráy tai
Các bác sĩ cảnh báo việc cố gắng loại bỏ ráy tai có thể dẫn đến tổn thương tai của bạn.
Ráy tai được tạo ra nhằm mục đích làm sạch và bảo vệ tai. Trong tài liệu hướng dẫn thực hành lâm sàng được cập nhật bởi Viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ trực thuộc Tổ chức Head and Neck Surgery ghi nhận, bụi bẩn và các chất bẩn khác dính vào sáp tai, không thể đi sâu vào bên trong lỗ tai.
"Chúng ta có khuynh hướng muốn làm sạch tai vì cho rằng ráy tai rất mất vệ sinh. Thông tin sai lầm này tạo thành thói quen không an toàn đối với tai", tiến sĩ Seth Schwartz, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Các hoạt động hàng ngày như cử động hàm khi nhai và nói chuyện giúp ráy tai mới đẩy ráy tai cũ về phía lỗ tai, nơi chúng bị tróc ra hoặc được rửa sạch trong khi tắm.
Đây là một quá trình bình thường và liên tục, nhưng đôi khi quá trình tự làm sạch này không thành công. Kết quả là sáp bị tích tụ một phận hoặc toàn bộ ống tai.
"Bệnh nhân thường nghĩ rằng họ ngăn ngừa ráy tai tích tụ bằng cách làm sạch tai với bông ráy tai, kẹp giấy, hoặc bằng bất kỳ thứ gì có thể cho vào tai", Tiến sĩ Schwartz cho biết trong buổi thông cáo báo chí của viện.
Tiến sĩ Schwartz giải thích chúng ta càng cố gắng lấy ráy tai thì càng khiến ráy tai bị đẩy sâu hơn và tích tụ bên trong ống tai. Ngoài ra ông còn cảnh báo "Bất cứ thứ gì tích tụ bên trong tai đều có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn cho màng nhĩ và ống tai".
Tài liệu hướng dẫn được công bố ngày 03/01 trên tạp chí Tai Mũi Họng thuộc Tổ chức Head and Neck Surgery tiết lộ làm sạch tai quá mức có thể gây kích thích ống tai, gây nhiễm trùng tai và thậm chí còn làm tăng nguy cơ tích tụ sáp tai hoặc chứng nút ráy tai.
Tài liệu hướng dẫn mới đưa ra một số cách để bảo vệ tai của bạn:
Bạn không nên làm sạch tai quá mức vì điều này có thể kích thích ống tai và có thể gây nhiễm trùng. Bạn không nên chọc sâu vào bên trong tai.
Bông ráy tai, kẹp tóc hoặc tăm xỉa răng có thể tạo vết xước trong ống tai, làm thủng màng nhĩ và/hoặc làm trật khớp xương thính giác, gây mất thính lực, chóng mặt và ù tai. Hãy đến bác sĩ nếu bạn bị mất thính lực, nghẹt tai, tai chảy dịch, chảy máu hoặc đau tai.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết liệu bạn có thể điều trị chứng nút ráy tai tại nhà hay không. Tác giả tài liệu giải thích tình trạng bệnh và tình trạng tai có thể khiến cho một số phương pháp điều trị trở nên không an toàn.\