Australia quyết tâm theo đuổi “TPP-1” sau sự rút lui của Tổng thống Trump

08/02/2017 14:34 PM | Xã hội

Australia sẽ có những động thái mạnh mẽ nhằm thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dù vắng Mỹ trong cuộc họp với các quốc gia thành viên tại Chile trong tháng tới.

Steven Ciobo, Bộ trưởng Thương mại Australia , khẳng định TPP vẫn hoàn toàn có thể trở thành hiện thực dù vắng mặt Mỹ. Các văn bản của hiệp định cũng cần chỉnh sửa không đáng kể để phù hợp với sự rút lui của Tổng thống Donald Trump.

“Có rất nhiều lợi ích to lớn mà các bên đã đạt được thông qua những cuộc đàm phán căng thẳng trải dài suốt nhiều năm. Tôi không muốn và tôi biết một số quốc gia khác cũng không muốn nhìn những thành tựu tuột khỏi tầm tay”, Ciobo khẳng định trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Steven Ciobo, Bộ trưởng Thương mại Australia.
Steven Ciobo, Bộ trưởng Thương mại Australia.

Ngay sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã quay lưng với TPP , bỏ lại 11 quốc gia khác bất chấp thời gian dài đàm phán và thúc đẩy. Nói rộng hơn, động thái của ông Trump nhằm vào thương mại tự do toàn cầu và báo hiệu thời kỳ bảo hộ với nước Mỹ. Ở châu Á, ông Trump chỉ trích chính sách thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đồng thời đe dọa thổi bùng cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.

Trở lại với TPP, sự vắng mặt của nền kinh tế lớn nhất thế giới gây ra nhiều trở ngại của TPP. Để trở thành hiện thực, TPP cần sự chấp thuận của tối thiểu 6 quốc gia, với tổng sản phẩm quốc nội chiếm 85% của tất cả các nước tham gia. Tuy nhiên, Mỹ đã rút, các nước cần đưa ra những thay đổi nhỏ để quy định này trở nên phù hợp và khả thi.

Bộ trưởng Ciobo cũng khẳng định Australia đang theo đuổi một “TPP-1” thông qua đàm phán với các nước còn lại như Nhật Bản, Canada, Mexico, Malaysia, Singapore và New Zealand. Một số quốc gia cũng cho thấy họ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Mỹ để có hiệp định thương mại song phương thay vì chợ đợi Washington ở TPP. Sự quay lưng của Washington với TPP cũng giúp mở ra tương lai cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), thỏa thuận có sự góp mặt của 16 nước bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM