Áp dụng nguyên tắc 10-20-30 này, bạn sẽ dễ dàng làm chủ bất kì buổi thuyết trình nào

28/01/2017 08:02 AM | Sống

Nguyên tắc 10-20-30 được phát minh bởi Guy Kawasaki và nó sẽ giúp bạn làm chủ cuộc thuyết tình, thu hút những người theo dõi.

Ít ai trong số chúng ta hào hứng với việc phải thuyết trình. Bởi nó đòi hỏi hàng giờ nghiên cứu từng slide một, với hi vọng truyền tải được thông điệp mong muốn. Tuy nhiên, không có gì đáng buồn hơn là khi thấy người xem cảm thấy chán nản, bực bội, hay thậm chí buồn ngủ với bài thuyết trình của mình.

Năng lượng mà chúng ta trình bày ý tưởng vĩ đại kia cho bạn thân đêm qua đâu còn nữa, khi trước mắt là những con người chẳng biết thân quen hay xa lạ. Sau khi bài thuyết trình kết thúc, khán thính giả đứng dậy và rời đi mà chẳng ai cho ta thêm chút động lực đặc biệt nào cả. Mọi thứ mà ta mất hàng giờ để chuẩn bị giờ chẳng còn ý nghĩ gì nữa.

Tuy nhiên, có một cách để thay đổi tất cả – phương pháp đặc biệt để tạo ra những buổi thuyết trình “gãi đúng chỗ ngứa”, thu hút khán giả và tạo nên những phản hồi hay hứng thú sẽ không còn xa nữa.

Phương pháp thuyết trình 10-20-30

Quy tắc 10-20-30 được đưa ra bởi Guy Kawasaki. Và nó chỉ đơn giản như này thôi:

Bài thuyết trình chỉ nên:

- Không dài quá 10 trang giấy

- Không tốn quá 20 phút để truyền tải

- Không để cỡ chữ nhỏ hơn 30

Không quá 10 trang giấy

Chúng ta luôn có xu hướng tung ra toàn bộ thông tin mà ta dự định thuyết trình, với hy vọng phần nào đó có thể tạo lại dư âm trong lòng khán giả.

Đây là một sai lầm, theo đánh giá của Chris Anderson (chuyên gia ngành kinh doanh Harvard): “Phần lớn những bài thuyết trình hỏng bởi vì độ dài”.

“Vấn đề lớn nhất tôi thấy trong bản nháp đầu tiên của những bài thuyết trình là người thuyết trình luôn cố đưa ra quá nhiều thông tin”.

Thay vào đó, bạn chỉ nên chú trọng vào một đề tài cụ thể. Bắt đầu bằng việc giới thiệu vắn tắt, tập trung vào chủ đề bạn nói khoảng 3 đến 4 trang slide, thêm vào những mẩu chuyện nhỏ để minh họa cho luận điểm thực tế, và kết thúc bằng lời kêu gọi hành động.

Cuộc chạy đua Marathon trong 20 phút

Năm 1996, giáo sư Joan Middendorf và Alan Kalish (Đại học Ấn Độ) đã thực hiện nghiên cứu về những sinh viên tham gia buổi hội thảo.

Và họ đã phát hiện ra 2 khám phá thú vị. Thứ nhất, người trưởng thành dường như chỉ có khả năng tập trung vào bài thuyết trình chừng 15-20 phút. Thứ hai, trong vòng 50 phút lên lớp, học sinh sinh viên chẳng nhớ lại nổi những thông tin mới nhất tác động tới họ. Họ chỉ nhớ những khái niệm và con số được giảng trong 20 phút đầu tiên.

Vì thế, hãy đảm bảo bài thuyết trình của bạn không được quá 20 phút. Không thì chẳng ai thực sự nghe bạn nói sau 20 phút đâu.

Cỡ chữ 30

Bởi vì loài người chúng ta phản ứng mạnh đối với kích thích thị giác, cho nên một trong những cách tốt nhất để gây chú ý là dùng những chữ lớn và dễ đọc trên từng slides. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng cỡ chữ bạn dùng tối thiểu là 30.

Thay vì những dòng chữ dài lê thê, hãy sử dụng những từ cần nhấn mạnh ở cỡ chữ thật lớn và dễ nhìn. Hơn nữa những công cụ như biểu đồ, hay tranh ảnh minh họa sẽ rất hữu ích cho bài thuyết trình của bạn đấy.

Áp dụng quy tắc 10/20/30 sẽ giúp bạn kiểm soát đề tài bạn nói cũng như thu hút khán giả trong khi họ còn tỉnh táo và hứng thú. Khán giả sẽ thảo luận sôi nổi về bài thuyết trình của bạn sớm thôi. Ứng dụng ngay nguyên tắc này, và chờ đợi xem phản hồi của thính giả sẽ hứa hẹn như thế nào nhé.

An Chi

Cùng chuyên mục
XEM