Anh công nhân sửa máy bỏ nghề để trở thành "vua niken", khiến thị trường kim loại thế giới hỗn loạn sau gần 40 năm: Người khác làm 100 việc, mình thà làm 1 việc 100 lần

16/05/2022 10:03 AM | Kinh doanh

Không phải là vị tỷ phú quá nổi tiếng nhưng Hạng Quang Đạt chính là ông trùm quyền lực khiến giá niken toàn cầu tăng dựng đứng suốt 18 phút vào tháng 3 vừa qua, đẩy thị trường kim loại vào cảnh hỗn loạn nghiêm trọng nhất gần 4 thập kỷ.

Hạng Quang Đạt là một nhân vật rất kín tiếng và bí ẩn. Ông chưa từng lọt vào Top 100 người giàu nhất Trung Quốc, cũng không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, đây chính là nhân vật được mệnh danh là "ông vua niken" thế giới.

Bắt đầu kinh doanh từ năm 1988, Hạng Quang Đạt đã biến doanh nghiệp của mình từ một phân xưởng sản xuất ô tô thành thế lực luyện kim hàng đầu thế giới. Người đàn ông 64 tuổi khôn ngoan và điềm đạm này cũng được đặt biệt danh là "Big Shot" trong giới hàng hóa Trung Quốc.

Anh công nhân sửa máy bỏ nghề để trở thành vua niken, khiến thị trường kim loại thế giới hỗn loạn sau gần 40 năm: Người khác làm 100 việc, mình thà làm 1 việc 100 lần - Ảnh 1.

Hạng Quang Đạt sinh năm 1958, xuất thân từ một gia đình lao động bình thường ở Ôn Châu. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng nhờ siêng năng, trung thực và ham học hỏi.

Vị doanh nhân này bắt đầu sự nghiệp tại Công ty Thủy sản Ôn Châu Hải Dương, làm công nhân sửa chữa máy móc. Bằng sự cần cù, tỉ mỉ và quyết tâm, ông sớm trở thành trụ cột của đơn vị, rồi lên tới chức Giám đốc phân xưởng.

Ngồi ở vị trí này, Hạng Quang Đạt không phải lo lắng chuyện cơm ăn áo mặc. Cuộc đời ông là thứ mà nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, ông không chấp nhận bản thân chỉ dừng ở mức này.

Anh công nhân sửa máy bỏ nghề để trở thành vua niken, khiến thị trường kim loại thế giới hỗn loạn sau gần 40 năm: Người khác làm 100 việc, mình thà làm 1 việc 100 lần - Ảnh 2.

Năm 1988, bất chấp sự phản đối của gia đình, Hạng Quang Đạt từ bỏ công việc trong xí nghiệp nhà nước để ra ngoài khởi nghiệp. Ông trở thành co-founder của Công ty sản xuất cửa ô tô Chiết Giang Âu Hải cùng với người bạn thân Trương Tích Mẫn. Chẳng mấy chốc, hai người đã thành công và đạt nhiều thành tựu.

Vị doanh nhân này cho rằng, để xây dựng một sản nghiệp thì cần phải trở thành trụ cột của toàn ngành. Ông nhận thấy rằng sản xuất cửa ô tô chỉ là một ngành nhỏ, thiếu không gian để phát triển, trong khi vấn đề ngày càng phát lộ nhiều.

Do đó, Hạng Quang Đạt và Trương Tích Mẫn đã thành lập Tập đoàn Chiết Giang Phong Nghiệp - doanh nghiệp tư nhân sản xuất thép đầu tiên ở Trung Quốc. Sau này, nó được đổi tên thành Tập đoàn Thanh Sơn. Ông và bạn thân đều là những người mới chập chững bước vào nghề, không có vị thế hay đội ngũ chuyên gia giúp sức.

Để tạo dựng chỗ đứng, hai người chịu khó đến các nhà máy gang thép khác, bằng mọi giá chiêu mộ nhân tài. Cuối cùng, họ mời được một số chuyên gia kỹ thuật đến Ôn Châu giúp mình. Nhờ vậy, dây chuyền sản xuất đầu tiên được xây dựng.

Anh công nhân sửa máy bỏ nghề để trở thành vua niken, khiến thị trường kim loại thế giới hỗn loạn sau gần 40 năm: Người khác làm 100 việc, mình thà làm 1 việc 100 lần - Ảnh 3.

Hạng Quang Đạt là người rất có tầm nhìn. Thời điểm ông khởi nghiệp cũng là lúc Trung Quốc đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cao. Các lò luyện thép Thanh Sơn của ông hoạt động không ngừng nghỉ, đơn hàng đến liên tục.

Là người luôn muốn bứt phá, lại nhạy bén trước thời cuộc, Hạng Quang Đạt quyết định khởi động dự án sản xuất inox với sản lượng 500.000 tấn mỗi năm. Đồng thời, ông bỏ ra hàng trăm triệu NDT lợi nhuận để mua lại các nhà máy thép khác.

Nhận được sự đầu tư đúng đắn, Tập đoàn Thanh Sơn đã nâng tổng công suất sản xuất vượt quá 800.000 tấn. Nó trở thành doanh nghiệp tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực inox ở Trung Quốc.

Là một người luôn muốn bứt phá, lại thêm sự nhạy cảm cần có của một doanh nhân. Sau khi thảo luận với một số cổ đông như Trương Tích Mẫn, ông đã quyết định khởi động dự án sản xuất inox với sản lượng 500.000 tấn hàng năm ở Chiết Giang và Hà Nam, đồng thời bỏ ra hàng trăm triệu nhân dân tệ lợi nhuận để mua lại các nhà máy thép khác.

Nhận được sự đầu tư đúng đắn, tổng công suất sản xuất của tập đoàn Thanh Sơn đã nhanh chóng vượt quá 800.000 tấn. Tập đoàn đã trở thành doanh nghiệp tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực inox ở Trung Quốc.

Anh công nhân sửa máy bỏ nghề để trở thành vua niken, khiến thị trường kim loại thế giới hỗn loạn sau gần 40 năm: Người khác làm 100 việc, mình thà làm 1 việc 100 lần - Ảnh 4.

Người Ôn Châu nổi tiếng với việc sản xuất những thứ đổ nhỏ lẻ, cũng như háo hức với mọi cơ hội kiếm tiền. Hạng Quang Đạt lại không như thế. Khi người khác làm 100 việc, ông thà tập trung vào 1 việc và làm gấp 100 lần.

Vào thời điểm đó, ngành thép chưa có triển vọng rõ ràng, còn ngành bất động sản lại có những dự án trị giá hàng chục tỷ USD. Nhiều doanh nhân ngành thép chuyển sang kinh doanh bất động sản và trúng lớn.

Tuy nhiên, Hạng Quang Đạt kiên quyết không theo con đường đó. Ông vẫn vững tin vào ngành luyện kim. Cuối cùng cơ hội của Tập đoàn Thanh Sơn cũng đến: chỉ trong một đợt giao dịch, ông đã thu về tới 40 triệu USD.

Anh công nhân sửa máy bỏ nghề để trở thành vua niken, khiến thị trường kim loại thế giới hỗn loạn sau gần 40 năm: Người khác làm 100 việc, mình thà làm 1 việc 100 lần - Ảnh 5.

Vị doanh nhân này rất coi trọng việc nghiên cứu và phát triển công nghệ. Số tiền hàng năm dành cho việc đầu tư và phát triển các công nghệ mới là rất lớn. Bên cạnh đó, ông cũng cố gắng kiểm soát các nguồn nguyên liệu thô, từ đó chiếm lĩnh ưu thế về chi phí.

Trong số các nguyên liệu để sản xuất inox, thứ có giá cao nhất không phải là quặng sắt mà là niken. Nhờ vai trò chống ăn mòn ở nhiệt độ cao, niken chiếm hơn 50% giá thành của inox.

Trong giai đoạn 2008-2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khiến giá kim loại lao dốc, Hạng Quang Đạt đã giành được quyền khai thác quặng niken đá ong ở Indonesia. Đây là nước xuất khẩu quặng niken lớn nhất thế giới. Sau đó, ông tiếp tục mua niken ở Ấn Độ, Zimbabwe và nhiều quốc gia khác.

Trước khi mọi người kịp nhận ra, Hạng Quang Đạt đã trở thành "vua niken của thế giới".

Sự quan tâm đến niken của vị doanh nhân này còn thể hiện qua một câu chuyện mà người đời vẫn thường truyền tai nhau.

- "Ông có muốn sản xuất niken không?", một doanh nhân Nga hỏi ông.

- "Có", Hạng Quang Đạt trả lời.

- "Ông định làm bao nhiêu tấn?"

-  "Phải làm 100.000 tấn,"

- "Nếu muốn sản xuất 100.000 tấn, ông phải sống lâu hơn, ít nhất là đến 100 tuổi. Bởi lẽ, Nga đã sản xuất niken 50-60 năm nay mà mới chỉ đạt sản lượng 200.000 tấn."

Thế nhưng, Hạng Quang Đạt lại một lần nữa khiến cả thế giới sững sờ.

Chỉ trong 1 thập kỷ bền bỉ và kiên trì lao động, Tập đoàn Thanh Sơn của ông đã trở thành nhà sản xuất hợp kim sắt-niken lớn nhất thế giới vào năm 2018. Ông đã viết lại lịch sử của bảng xếp hạng niken quốc tế - một nơi mà chưa người Trung Quốc nào đặt chân vào.

Anh công nhân sửa máy bỏ nghề để trở thành vua niken, khiến thị trường kim loại thế giới hỗn loạn sau gần 40 năm: Người khác làm 100 việc, mình thà làm 1 việc 100 lần - Ảnh 6.

Nhận xét về đứa con tinh thần của mình, Hạng Quang Đạt chỉ nói một câu: "Xây vạn dặm núi xanh, luyện trăm năm không gỉ".

Vị tỷ phú này vẫn duy trì nguyên tắc của mình, một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Tập đoàn Thanh Sơn chỉ tập trung kinh doanh inox, trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên trong ngành thép đạt doanh thu hơn 100 tỷ NDT.

"Các công ty ở Mỹ và châu Âu đều dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. Tại sao họ làm được vậy? Vì họ chuyên chú vào một lĩnh vực cụ thể", ông nói.

"Công ty càng tốt thì càng đơn giản. Khi nhắc đến Mercedes-Benz, mọi người sẽ coi đó là chuẩn mực trong ngành ô tô. Khi nhắc đến Apple, ai cũng biết rằng họ rất giỏi trong việc sản xuất các sản phẩm điện tử. Khi nhắc đến Coca-Cola, đây chính là là một công ty tập trung vào đồ uống."

Ngành công nghiệp luyện hợp kim sắt-niken của Tập đoàn Thanh Sơn chiếm 12% năng lực sản xuất của thế giới, với sản lượng hàng năm khoảng 300.00 tấn. Họ trở thành nhà cung cấp số 1 cho các doanh nghiệp lớn, trong đó có Apple, với sản lượng hàng năm gần 100 tỷ NDT.

Trong lĩnh vực năng lượng mới, tập đoàn này từng lọt vào top 5 nhà sản xuất pin lithium hàng đầu Trung Quốc chỉ sau 3 năm gia nhập thị trường, kể từ năm 2017. Dây chuyền sản xuất pin lithium đi từ nguồn nguyên liệu thô đến sản xuất phân phối, trong đó niken chiếm đến 30% chi phí sản xuất pin.

Năm 2021, Hạng Quang Đạt đứng thứ 235 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc của Hồ Nhuận. Năm 2022, bất chấp cú sốc giá niken "dựng cột" tăng đến 250% trong 24 giờ, khối tài sản của vị doanh nhân này vẫn tăng lên mức 4,2 tỷ USD.

(Theo Zhihu)

Theo Tú Khê

Cùng chuyên mục
XEM